1. Các chức năng và mức độ làm việc
- Chức năng bảo dưỡng bao gồm việc duy trì thiết bị ở trạng thái như ban đầu. Nhờ đó, nó có thể tiếp tục đảm bảo các chức năng yêu cầu.
- Việc bảo dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta hoàn toàn hiểu kỹ các chức năng của thiết bị.
- Để xây dựng và đưa ra được phương pháp bảo dưỡng thì trước hết chúng ta cần phải hiểu thấu đáo và xem xét một cách chi tiết các chức năng hoạt động của thiết bị.
- Khả năng hoạt động mong muốn liên quan đến các chức năng yêu cầu. Mối liên quan này phải được xác định một cách chính xác.
- Phương cách xác định các chức năng yêu cầu phụ thuộc vào môi trường và cách sử dụng thiết bị. Công tác sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, toàn bộ chi phí vận hành và chi phí đảm bảo an toàn phải được đưa vào xem xét trong quá trình xác định.
2. Khái niệm về "Sự Cố":
Tuân theo tiêu chuẩn AFNOR X 60-011 :
“SỰ CỐ LÀ SỰ XUỐNG CẤP HAY NGƯNG TRỆ CỦA CÁC CHỨC NĂNG YÊU CẦU.”
Việc kiểm soát và giảm sự cố đòi hỏi chúng ta phải thực hiện công tác quản lý sự cố một cách hiệu quả. Điều đó lý giải tại sao để quản lý một cách hợp lý các thiết bị đòi hỏi phải chỉ ra được các hư hỏng dễ xảy ra, những rủi ro mà chúng gây ra khi xuất hiện cũng như mức độ ảnh hưởng . Do vậy cần phải biết:
- Các chức năng làm việc của thiết bị bị hỏng hóc như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra các hỏng hóc.
Việc chỉ ra được các dạng hư hỏng khác nhau giúp chúng ta có thể sửa chữa một cách phù hợp và không bị nhầm lẫn trong quá trình xem xét các triệu chứng hỏng hóc. Tiếp sau đó, xem xét tác động của mỗi dạng hỏng hóc. Nếu sự cố xảy ra, các hậu quả của nó sẽ là gì ? Theo cách đó, chúng ta có thể định lượng được ảnh hưởng của mỗi loại hư hỏng
3. Phân tích sự cố:
Việc phân tích sự cố, số lần xảy ra sự cố và hỏng hóc chức năng đôi khi rất khó khăn. Một yếu tố quan trọng cần phải biết là khi nào thì chức năng hoạt động đó được khôi phục. Trong bất kỳ tình huống can hiệp nào, điều quan trọng là giảm tối đa thời gian cần thực hiện công việc.
Ở đây xuất hiện khái niệm tính chưa sẵn sàng để hoạt động. Một khái niệm khác cũng được đưa ra là : M.T.B.F. (khoảng thời gian trung bình giữa các lần xảy ra sự cố)
M.T.B.F. được hiểu như là khoảng thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng, và sẽ phải được cộng với hời gian cung cấp bổ sung thiết bị và thời gian sửa chữa hư hỏng. Các thời gian riêng biệt khác cũng ần phải được nêu ra. Tuy nhiên, để đơn giản vấn đề, trong phạm vi trình bày ở đây, ta chỉ tập trung đề ập đến 3 loại thời gian nêu ở trên.
Ví dụ: Sau đây là số liệu cho hai chi tiết của hai thiết bị, có cùng chức năng như nhau và qui trình sửa chữa là
Thiết bị 1
Thiết bị 2
Ví dụ: này cho thấy rõ ràng rằng thời gian cung cấp bổ sung là rất đáng chú ý. Nếu trong cả hai trường hợp thời gian cấp bù được đưa về số không, chúng ta thu được kết quả cho khả năng sẵn sàng là 99% cho thiết bị đầu tiên, và 99,8% cho thiết bị thứ hai.
Nếu như tính sẵn sàng tăng thêm 2% thì bản thân nó chưa nói lên được gì nhiều, hãy làm một tính toán về sản lượng do một đơn vị thiết bị được sử dụng tạo ra, sau đó liên hệ với doanh thu. Trừ đi chi phí khấu hao thiết bị, chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất, chi phí cho sản phẩm không phù hợp v.v… chúng ta sẽ phải quan tâm đến vấn đề này.
4. Liệt kê các sự cố:
Theo tiêu chuẩn AFNOR X 60-011, các sự cố có thể được xác định như sau:
Liệt kê các sự cố
Như vậy, chúng ta đã hiểu về khái niệm, và nhờ đó chúng ta có thể xác định được thời gian liên quan đến công tác bảo dưỡng với ba thông số cần thiết cho Công tác bảo dưỡng hiệu quả (AF X 60-015). Thời gian ngừng hoạt động T.A.F. sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, trong khi thời gian ngừng đặc biệt T.A.M. sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng và kinh phí đi kèm.
Các thông tin về công việc bảo dưỡng thiết bị cần phải được ghi chép lại. Điều này được thực hiện thông qua 2 dạng:
1. Bảng phân tích sự cố hư hỏng cung cấp các thông tin về chất lượng;
2. Các bảng tổng hợp cung cấp những thông tin cụ thể và định lượng như : thời gian sửa chữa, các chi phí, ngày tháng…
Nếu các tài liệu bảng biểu không có, thông tin có thể được tập hợp thông qua phân tích lệnh yêu cầu công việc nhưng sẽ rất khó khăn. Khi các sự cố và hư hỏng đã được liệt kê, chúng phải được đăng ký và hệ thống hóa, rồi được nhóm lại theo các tính chất hoạt động, dù là thuộc một bộ phận của thiết bị hay một thiết bị riêng lẻ (D.C. động cơ điện).
Tiêu chuẩn AFNOR X 60-510 phân loại các dạng sự cố thành hai nhóm:
1. Các sự cố phổ biến,
2. Các dạng sự cố theo nhóm.
Các dạng sự cố phổ biến
- Hoạt động sớm hơn thời gian qui định
- Không hoạt động theo đúng thời gian đã định
- Không dừng theo đúng thời gian đã định
- Sự cố trong khi đang hoạt động
5. Phân tích sự cố hư hỏng: Biểu đồ pareto
% Tần suất xuất hiện
K dạng sự cố
SỰ CỐ TỪNG PHẦN SỬA CHỮA
Việc biểu diễn bằng dạng biểu đồ giúp chúng ta có thể phân tích được số liệu một cách nhanh chóng. Những phân tích đầu tiên giúp chúng ta rút ra được những hư hỏng được gọi là “bên ngoài và không thực chất”. Chúng sẽ được sửa chữa và điều chỉnh lại nếu có thể, nhưng sẽ không được tính đến trong phân tích độ tin cậy. Chúng liên quan tới các lỗi điều khiển, do hỏa hoạn, do ngập lụt,…Đối với những sự cố “bên trong và thực chất” , cần tiến hành phân tích nhằm quyết định xem có phải thực hiện bảo dưỡng hay không ?
Phân tích này sẽ dựa trên ba biểu đồ Pareto:
1. Pareto n để xác định độ tin cậy.
2. Pareto t để xác định mức độ bảo dưỡng.
3. Pareto (n.t ) để xác định khả năng bảo dưỡng có thể .
6. Các hành động can thiệp:
a. Sửa chữa tạm thời: chỉ có ý nghĩa tạm khôi phục hoạt động trước khi tiến hành sửa chữa chính thức. Dạng can thiệp này cần phải được thực hiện theo những tiêu chí chặt chẽ:
Phải lưu tâm đến an toàn về người và các thiết bị.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giải pháp tạm thời cho phép tạm ngừng hoạt động.
Giải pháp xử lý tạm thời không nên gây ra sự xuống cấp của các bộ phận thiết bị/hoặc sản phẩm, …
b. Sửa chữa: là sự can thiệp cuối cùng trong một thời hạn ngừng sản xuất có thể chấp nhận được. Nếu thời hạn chót cho sửa chữa không thể đạt được đúng như yêu cầu, cần cân nhắc một số khả năng:
Sửa chữa tạm thời.
Chuyển sang sử dụng thiết bị khác.
Làm hợp đồng với thầu phụ.
Một số thiết bị và hệ thống được thiết kế để trong một số trường hợp sự cố vẫn cho phép đặt một chế độ làm việc, đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định trước khi buộc phải ngừng hoạt động.
Vietsoft là một đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp quản lý thiết bị và bảo trì bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, đang gặp khó khăn trong việc xây dựng 1 hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả lâu dài xin liên hệ chúng tôi theo thông tin:
- Điện thoại: 08.38 110 770
- Email: sales@vietsoft.com.vn – huydq@vietsoft.com.vn
- Website: vietsoft.com.vn