LINK ANH

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Bài học từ Kodak - Phần 1: Khởi nguồn cho Cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Sự sụp đổ của Kodak khiến dư luận thế giới sững sờ, bởi lẽ một hãng với bề dày lịch sử hơn 130 năm, từng một thời vang bóng vì sao lại bị sụp đổ thảm hại như vậy. Tuy nhiên người trong cuộc lại hiểu rõ nguyên nhân vì sao.

Hãng phim ảnh Kodak của Mỹ một thời thống trị thị trường phim ảnh thế giới, nhưng ngày 19/1/2012 đã làm đơn lên Tòa án Manhattan xin phá sản để được bảo hộ. Sự sụp đổ của Kodak khiến dư luận thế giới sững sờ, bởi lẽ một hãng với bề dày lịch sử hơn 130 năm, từng một thời vang bóng vì sao lại bị sụp đổ thảm hại như vậy.

Kể từ khi Hãng Kodak do George Eastman thành lập với những phim cảm quang kiểu mới và máy ảnh hiện đại, đã phát triển mạnh mẽ và trở thành “Người khổng lồ áo vàng” thần thoại ở Mỹ và thế giới suốt hơn 130 năm.

Năm 1981, lượng tiêu thụ phim, máy ảnh của Kodak tới trên 10 tỉ USD ở Mỹ và thế giới, trở thành Hãng hàng đầu không có đối thủ cạnh tranh ngự trị trên thị trường nhiếp ảnh thế giới. Thế giới trong những năm này được mệnh danh là “Thời đại phim ảnh Kodak”. Kodak chiếm tới 2/3 thị phần phim ảnh thế giới và dư luận khi đó cho rằng “Kodak cũng chính là Nhiếp ảnh thế giới”.

Tới cuối những năm 90 Thế kỷ 20, thế giới vẫn sử dụng phim cảm quang, như năm 1999, mức tiêu thụ loại phim nhựa cảm quang này vẫn tăng 14% tại thị trường Mỹ và thế giới. Nhưng cũng thời gian này máy ảnh kỹ thuật số ra đời và bắt đầu phổ cập tới người tiêu dùng thì Kodak cũng bắt đầu đi xuống. Kể từ năm 2005, Kodak bắt đầu thua lỗ, chỉ trừ năm 2007 có lãi đôi chút nhưng không đáng kể. Giá trị thị trường 15 năm trước của Kodak là 31 tỉ USD, nhưng nay chỉ còn lại chưa đầy 150 triệu USD.

Vậy lý do gì đã đưa đến sự chấm dứt của 1 thời đại Kodak ?