Khi có người sắp chết đói, bạn
không cần nhồi nhét thêm cho người đó cả tá kiến thức nữa. Điều bạn nên
làm lúc này là cho anh ta ngay một con cá để xoa dịu cơn đói, sau đó mới
dạy anh ta cách đi câu.
Khi có người sắp chết đói, bạn không cần nhồi nhét thêm cho người đó cả tá kiến thức nữa. Điều bạn nên làm lúc này là cho anh ta ngay một con cá để xoa dịu cơn đói, sau đó mới dạy anh ta cách đi câu.
Tuy nhiên, mọi người thường xuyên quên mất bước đầu tiên. Khi thấy ai đó đang gặp khốn đốn, họ lại đi phô diễn trí tuệ: “Hãy để tôi chỉ cho anh xem tôi sẽ làm thế nào nếu rơi vào trường hợp như vậy”.
Nhưng chẳng mấy ai hiểu được những lo lắng, bối rối và hoang mang mà người khác phải chịu đựng. Khi đang ở trong trạng thái khủng hoảng, người ta không thể suy nghĩ thấu đáo được. Dũng khí và sự tự tin cũng có thể theo đó biến mất.
Cố gắng phân tích một chân lý sống lâu dài cho người đang rối loạn chỉ lãng phí thời gian mà thôi.
Thay vì vậy, hãy giúp họ tìm lại sự thăng bằng. Sau khi đôi tai, trái tim và trí tuệ của họ đã thông suốt trở lại, bạn có thể chỉ bảo cho họ một kỹ năng mới.
Làm thế nào để quyết định xem có nên cho người khác con cá trước khi dạy họ cách câu hay không? Bruce Kasanoff khuyên ta nên chú ý 2 vấn đề sau:
Thứ nhất là khả năng quan sát. Người đó mở lòng và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới hay đang có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng? Bạn không thể biết được điều này nếu hiểu những gì người đó nói theo đúng nghĩa đen. “Không sao cả” chỉ là một lời nói dối kinh điển mà thôi. Bạn phải quan sát hành động và để ý những thứ người đó không nói ra.
Thứ hai là sự đồng cảm. Càng thành công thì bạn lại càng khó hình dung được những khó khăn mà người thất bại đang phải trải qua. Vì thế, hãy cố gắng lắng nghe và thông cảm cho họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét