LINK ANH

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Bài học từ Kodak - Phần 1: Khởi nguồn cho Cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Sự sụp đổ của Kodak khiến dư luận thế giới sững sờ, bởi lẽ một hãng với bề dày lịch sử hơn 130 năm, từng một thời vang bóng vì sao lại bị sụp đổ thảm hại như vậy. Tuy nhiên người trong cuộc lại hiểu rõ nguyên nhân vì sao.

Hãng phim ảnh Kodak của Mỹ một thời thống trị thị trường phim ảnh thế giới, nhưng ngày 19/1/2012 đã làm đơn lên Tòa án Manhattan xin phá sản để được bảo hộ. Sự sụp đổ của Kodak khiến dư luận thế giới sững sờ, bởi lẽ một hãng với bề dày lịch sử hơn 130 năm, từng một thời vang bóng vì sao lại bị sụp đổ thảm hại như vậy.

Kể từ khi Hãng Kodak do George Eastman thành lập với những phim cảm quang kiểu mới và máy ảnh hiện đại, đã phát triển mạnh mẽ và trở thành “Người khổng lồ áo vàng” thần thoại ở Mỹ và thế giới suốt hơn 130 năm.

Năm 1981, lượng tiêu thụ phim, máy ảnh của Kodak tới trên 10 tỉ USD ở Mỹ và thế giới, trở thành Hãng hàng đầu không có đối thủ cạnh tranh ngự trị trên thị trường nhiếp ảnh thế giới. Thế giới trong những năm này được mệnh danh là “Thời đại phim ảnh Kodak”. Kodak chiếm tới 2/3 thị phần phim ảnh thế giới và dư luận khi đó cho rằng “Kodak cũng chính là Nhiếp ảnh thế giới”.

Tới cuối những năm 90 Thế kỷ 20, thế giới vẫn sử dụng phim cảm quang, như năm 1999, mức tiêu thụ loại phim nhựa cảm quang này vẫn tăng 14% tại thị trường Mỹ và thế giới. Nhưng cũng thời gian này máy ảnh kỹ thuật số ra đời và bắt đầu phổ cập tới người tiêu dùng thì Kodak cũng bắt đầu đi xuống. Kể từ năm 2005, Kodak bắt đầu thua lỗ, chỉ trừ năm 2007 có lãi đôi chút nhưng không đáng kể. Giá trị thị trường 15 năm trước của Kodak là 31 tỉ USD, nhưng nay chỉ còn lại chưa đầy 150 triệu USD.

Vậy lý do gì đã đưa đến sự chấm dứt của 1 thời đại Kodak ?


 
1. Khởi nguồn cho Cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiến như vũ bão, các công nghệ mới đã ra đời hầu như trong tất cả các ngành kể cả phim nhựa và thiết bị chụp ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ chụp ảnh và làm phim. Đây chính là “Sát tinh” đối với công nghệ phim cảm quang của Kodak.

Điều thực trớ trêu là chính Kodak là người đi tiên phong và phát minh ra máy  ảnh kỹ thuật số, nhưng lại trao vũ khí này cho người khác để họ giết Kodak.

Hãy tưởng tượng đến một thế giới mà nhiếp ảnh là một quá trình chậm chạp, mà không phải ai cũng làm được nếu không bỏ mấy năm liền ra học tập và học việc. Một thế giới không có iPhone hay Instagram. Một thế giới như thế đã tồn tại vào năm 1973, khi Steven Sasson,  một kỹ sư trẻ, đến làm việc cho hãng máy ảnh nổi tiếng một thời Eastman Kodak.


                          Steven Sasson vào năm 1973, khi anh bắt đầu làm việc tại Kodak.

Ngay sau khi đến là việc tại Kodak, Sasson được giao một nhiệm vụ chẳng có vẻ gì là quan trọng – đó là xem xét liệu thiết bị cảm biến CCD (charged coupled device) còn có ứng dụng thực tế nào nữa không.

Sasson muốn chụp ảnh bằng thiết bị CCD, nhưng nó lại không thể giữ lại hình ảnh do các xung điện tan biến nhanh chóng.

Để lưu giữ hình ảnh, anh quyết định sử dụng một công nghệ mà thời đó vẫn còn là một quá trình tương đối mới – đó là số hóa – biến các xung điện thành các số.Nhưng giải pháp này lại dẫn đến một thách thức khác – lưu hình ảnh trong bộ nhớ RAM, sau đó đưa vào băng từ kỹ thuật số.

Kết quả cuối cùng là một thiết bị Rube Goldberg ra đời với một ống kính lấy từ một chiếc máy ảnh phim Super-8; một máy ghi băng cassette kỹ thuật số xách tay; 16 pin nickel cadmium; một bộ chuyển đổi analog / kỹ thuật số; và vài chục mạch - tất cả kết nối với nhau trên một loạt bảng mạch. Đấy chính là chính là khởi đầu cho kỷ nguyên ảnh kỹ thuật số.




Chiếc máy ảnh số đầu tiên trên thế giới do Steven Sasson sáng tạo ra vào năm 1973, chiếc máy ảnh này là cơ sở cho bản quyềnmáy ảnh số mà Mỹ cấp vào ngày 26/12/1978

“Đó không chỉ đơn thuần là một chiếc máy ảnh”, Sasson nói. “Đó là một hệ thống nhiếp ảnh minh chứng cho ý tưởng về một chiếc camera hoàn toàn điện tử, không sử dụng phim và không sử dụng giấy, không tiêu dùng bất cứ vật chất gì trong quá trình chụp và vẫn hiển thị ra các hình ảnh.”

Nhưng cuộc cách mạng kỹ thuật số không đến một cách dễ dàng tại Kodak.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét