LINK ANH

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Bảo trì tập trung vào độ tin cậy


Bảo trì tập trung vào độ tin cậy
 (RCM- RELIABILITY CENTERED MAINTENANCE)



Bảo trì tập trung vào độ tin cậy có nguồn gốc từ công nghiệp hàng không nơi mà các chương trình dịch vụ phòng ngừa hư hỏng, đảm bảo an toàn và khả năng sẵn sàng của máy bay kém đã hình thành nhu cầu về một giải pháp mới đối với bảo trì.

 

1. ĐỊNH NGHĨA

s Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (RCM) là một giải pháp mang tính hệ thống nhằm đánh giá một cách định lượng nhu cầu để thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kế hoạch bảo trì phòng ngừa.
RCM là một quá trình được sử dụng nhằm xác định các yêu cầu bảo trì bất kỳ tài sản vật lý nào trong những điều kiện vận hành của nó.

Một định nghĩa đầy đủ hơn:
RCM là một quá trình được sử dụng để xác định phải làm gì để đảm bảo rằng bất kỳ tài sản vật lý nào tiếp tục thực hiện các chức năng trong những điều kiện vận hành hiện tại của nó.

2.HAI PHẦN CHÍNH CỦA RCM

-Xác định các nhu cầu bảo trì và các công việc cần thiết để đáp ứng các nhu cầu này.

-Phân tích độ tin cậy của các bộ phận quan trọng trong hệ thống và từ đó xác định thời gian thực hiện các công việc bảo trì. Các kỹ thuật đánh giá như phân tích tác động và khả năng tới hạn của dạng hư hỏng (FMECA) hoặc phân tích cây sự cố (FTA) được sử dụng để xác định các hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của thiết bị. Nhờ vậy có thể vạch ra được những công việc bảo trì cần thiết và phù hợp. Ngoài ra bằng cách chia thiết bị ra thành từng nhóm đối tượng người ta có thể xác định những chi tiết cần quan tâm để có những hoạt động bảo trì tương ứng.

Trong bảo trì định kỳ, các khoảng thời gian giữa những công việc bảo trì được xác định nhờ các dữ liệu thống kê hư hỏng và phân bố xác suất tương ứng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, thông tin về tình trạng thực tế của thiết bị cần phải được thu thập bằng những kỹ thuật giám sát tình trạng và nhờ vậy mới có thể xác định hợp lý các khoảng thời gian bảo trì cần thiết.

Bảo trì tập trung vào độ tin cậy là một phương pháp luận khảo sát chi phí có hiệu quả trong khi vẫn đồng thời duy trì được độ tin cậy của thiết bị. Ngoài ra các phân tích được sử dụng trong RCM cung cấp một phương tiện để xác định những hư hỏng do thiết kế thiết bị, những công việc bảo trì định kỳ cần thiết, các khoảng thời gian hợp lý cho công việc bảo trì này và loại công việc bảo trì nào là phù hợp. Người ta đã công bố những hiệu quả tiết kiệm chi phí đáng kể do giải pháp bảo trì này mang lại như nỗ lực sửa chữa tối ưu, an toàn tối đa và năng suất cao.

3. BẢY CÂU HỎI CƠ BẢN CỦA RCM
  • Các chức năng và tiêu chuẩn hiệu năng của tài sản trong những điều kiện vận hành hiện tại là gì ?
  • Vì sao tài sản không hoàn thành các chức năng của nó ?
  • Cái gì gây ra hư hỏng chức năng này?
  • Cái gì xảy ra khi hư hỏng xuất hiện?
  • Hư hỏng xảy ra bằng cách nào ?
  • Cần phải làm gì để phòng tránh hư hỏng ?
  • Nên làm gì trong trường hợp không có công việc phòng ngừa thích hợp?

4. NHỮNG CHỨC NĂNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN HIỆU NĂNG

Các mục tiêu bảo trì bất kỳ tài sản nào đều được xác định thông qua các chức năng của tài sản đó và những mục tiêu hiệu năng mong muốn.

Cần định lượng hóa các tiêu chuẩn hiệu năng:
Sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch dụ-khách hàng, các vấn đề môi trường, chi phí vận hành và an toàn.

Những hư hỏng chức năng
Những hư hỏng chức năng thể hiện qua việc một tài sản không có khả năng đáp ứng một tiêu chuẩn hiệu năng mong muốn.

5. NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG
Cần xác định những dạng hư hỏng khác nhau gây ra việc không thực hiện chức năng mong muốn để hiểu được và tìm cách ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra hư hỏng tương ứng.

6. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA HƯ HỎNG
Chia làm bốn nhóm :
  • Những hậu quả do hư hỏng tiềm ẩn.
  • Những hậu quả về an toàn và môi trường.
  • Những hậu quả về vận hành.
  • Những hậu quả không liên quan đến vận hành.

7. THỰC HIỆN RCM

Việc kiểm sát các yêu cầu bảo trì bất kì tài sản nào nên được thực hiện bởi nhiều nhóm nhỏ bao gồm ít nhất là một người phụ trách bảo trì và một người phụ trách sản xuất. Những người này cần có kiến thức tổng quát về tài sản được khảo sát và đào tạo về RCM.

Các chuyên viên tư vấn

Nhóm khảo sát RCM làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên về RCM có trình độ cao, thường gọi là chuyên viên tư vấn. Những chuyên viên này là những nhân vật quan trọng nhất trong quá trình khảo sát RCM.
Vai trò của họ là nhằm đảm bảo rằng :
RCM được áp dụng đúng đắn,
Các thành viên trong nhóm đạt được sự nhất trí cao khi trả lời các câu hỏi,
Không có thiết bị hoặc bộ phận quan trọng nào được bỏ qua, Các cuôc họp của nhóm khảo sát đạt tiến bộ nhanh chống và hợp lý,
Tất cả các tài liệu RCM được hoàn thành một cách đúng đắn.

Các kiểm sát viên

Những người này kiểm soát kết quả hoạt động của nhóm khảo sát và các đánh giá về hậu quả hư hỏng, lựa chọn công việc .

8. NHỮNG KẾT QUẢ SAU KHI PHÂN TÍCH RCM

Hiểu biết nhiều hơn và được nâng cao về hoạt động của tài sản, cùng với hiểu biết về khả năng của nó có thể hoặc không có thể làm được những gì.

Hiểu biết tốt hơn về việc tài sản có thể bị hư hỏng ra sao cùng với nguồn gốc, nguyên nhân của mỗi hư hỏng.

Lập được danh sách các công việc được quy hoạch nhằm đảm bảo tài sản tiếp tục vận hành ở mức hiệu năng mong muốn.

Làm việc theo nhóm được cải thiện đáng kể.

9. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG RCM

An toàn hơn và bảo vệ môi trường làm việc tốt hơn.
Hiệu năng vận hành (sản lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng) tốt hơn.
Hiệu quả lớn hơn (có thể giảm 40%-70% chi phí bảo trì định kỳ).
Tuổi thọ của các bộ phận đắt tiền tăng lên.
Các nhân viên làm việc tốt hơn.
Cơ sở dữ liệu bảo trì được toàn diện.
Làm việc theo nhóm tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét