LINK ANH

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Các bước nền tảng cho một dự án ERP thành công.

Thị trường giải pháp ERP ở Việt Nam rất sôi động và chủ yếu do các nhà cung ứng giải pháp quốc tế cung cấp, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đưa ra một số giải pháp của mình và phần nào đã chiếm  lĩnh được thị trường.

Mỗi một giải pháp đưa ra thường áp dụng cho một lĩnh vực hoặc một ngành riêng biệt, một doanh nghiệp cụ thể. Ngành may Việt Nam là một ngành lớn đã có một số công ty cung cấp giải pháp như Oracle, SAP, OpenERP… và ký kết thử nghiệm với một số công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam nhưng khi triển khai các giải pháp còn bộc lộ nhiều khuyết điểm. Các nhà chuyên môn đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu: Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp đang tồn tại tình trạng "ốc đảo công nghệ" (silo), là những hệ thống tốn nhiều tiền, được cài đặt với cấu hình nhằm đảm bảo vận hành tối đa khả năng vào thời điểm yêu cầu, nhưng trong thực tế lại rời rạc, không kết nối với nhau và được khai thác không đúng với khả năng cho phép.

Theo Forrester Research, mức độ tận dụng các hệ thống máy chủ  hiện nay trên toàn cầu chỉ đạt 60% .Dường như không ít các doanh nghiệp Việt Nam đang xây nhà từ trên nóc xuống bằng việc tìm mua các ứng dụng như ERP, CRM, HRM... mà quên mất căn nhà của họ đang lung lay phía dưới.

 Theo các chuyên gia, các ứng dụng này thuộc quá trình tự động hóa doanh nghiệp và chỉ thực sự có ý nghĩa nếu như doanh nghiệp đó đã hoàn tất 2 quá trình không nên thiếu trước đó là Tập Trung Hóa Hạ Tầng CNTT (Infrastructure Consolidation) và Điện Toán Lưới (Grid Computing).


 Các doanh nghiệp cần chuẩn hóa dữ liệu trước, sau đó dùng công nghệ điện toán lưới kết hợp khả năng điện toán của hệ thống như lưu trữ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, v.v... Việc tập trung hóa hạ tầng CNTT ứng dụng điện toán lưới cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhiều hệ thống, thậm chí có thể tăng sức xử lý của các hệ thống máy chủ thương mại lên gấp 10 lần. Doanh nghiệp biết khai thác các máy chủ mạnh cùng các công nghệ kết hợp sức mạnh điện toán như RAC, clustering... sẽ giảm thiểu được chi phí mua sắm phần cứng, đồng thời tăng sức mạnh khai thác thông tin.


Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của Master Data hay Data Warehouse (DW) - hệ thống tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn trong doanh nghiệp. Việc sử dụng DW sẽ tạo ra một "sự thật duy nhất" về thông tin doanh nghiệp và từ kho dữ liệu này doanh nghiệp có thể phân tích các chỉ số hay dùng các công cụ BI (Business Intelligence), BAM (Business Activity Monitoring) để theo dõi các chỉ số cần quan tâm.


Giai đoạn chuẩn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp cũng được nhấn mạnh bởi vì dữ liệu chuẩn hóa không "sạch" thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi tình trạng "garbage in, garbage out" (garbage: rác), nghĩa là, dữ liệu đầu vào chỉ là dữ liệu không chính xác hay "rác" thì kết quả phân tích cũng là “rác”, và dĩ nhiên không dùng vào việc ra quyết định trong doanh nghiệp được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét