Trước hết
cần khẳng định lại là các ERP chỉ giải quyết bài toán giá thành theo một cách
duy nhất là dùng SC và phần này thường nằm trong phân hệ sản xuất
(production/manufacturing module) chứ không phải trong phân hệ kế toán tài
chính như một số doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn.
Trước khi có
thể tính được giá thành người dùng sẽ được yêu cầu khai báo một số thông tin
căn bản như sau:
Công thức
sản phẩm (Bill of Material-BoM): có dạng tương tự như bảng tính trong ví dụ
trên. BoM trong các hệ thống ERP thường cho phép khai báo nhiều tầng theo hình
cây, ví dụ như sản phẩm A được làm từ B và C, B lại là một bán thành phẩm được
làm từ E và F v.v…tuỳ theo cách cấu tạo của mỗi phần mềm BoM có thể sẽ bao gồm
luôn cả các cấu phần không phải NVL ví dụ như công lao động hoặc các chi phí
phân bổ. BoM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị NVL đã
được khai báo trong phân hệ Kho hoặc các đơn vị lao động đã được khai báo trong
phần khai báo của phân hệ sản xuất
Chu trình
sản xuất (Routing) : routing chỉ ra “con đường” đi từ NVL cho đến khi ra
được sản phẩm hoàn chỉnh, con đường đó sẽ đi qua các phân xưởng khác nhau và
tại mỗi phân xưởng sẽ đi từ chiếc máy này sang chiếc máy khác. Routing còn có
phần khai báo thời gian chỉ ra bán sản phẩm sẽ dừng lại tại mỗi máy trong bao
lâu, phần mềm sẽ dựa vào những khai báo này để tính chi phí phát sinh mỗi khi
sản phẩm đi qua một máy
Sau khi đã
làm các khai báo về BoM và Routing hệ thống đã sẵn sàng để hoạt động. Mỗi khi
người dùng kích hoạt một lệnh sản xuất hệ thống sẽ từ BoM và lượng sản phẩm cần
sản xuất tính ra lượng vật tư cần dùng, sau khi kiểm tra lại với phân hệ kho
xem có cần mua bổ xung thêm loại vật tư nào không (thao tác này thường được gọi
là MRP- Material requirement planning) hệ thống sẽ đưa lệnh sản xuất vào
routing. Trong trường hợp lý tưởng với một mạng máy tính được nối tới xưởng
quản đốc phân xưởng sẽ ghi nhận vào hệ thống mỗi khi nhận một lô bán thành phẩm
về phân xưởng mình cũng như khi xuất một lô sản phẩm đã được gia công xong ra
khỏi phân xưởng (để tiếp tục gia công ở phân xưởng tiếp theo), tất cả các ghi
nhận này sẽ lập tức cập nhật về CSDL trung tâm và như vậy tại bất cứ thời điểm
nào hệ thống cũng có thể biết được tình trạng của mỗi lệnh sản xuất cũng như
các chi phí đã phát sinh liên quan tới lệnh sản xuất đó và đưa ra được một báo
cáo chi tiết về thành phẩm, bán thành phẩm, chi phí phân xưởng cho toàn doanh nghiệp.
Hệ thống sau
đó cũng sẽ tự động tạo ra các bút toán ghi nợ/có thích hợp vào các tài khoản
NVL, bán thành phẩm, thành phẩm, giá thành phân xưởng để chuyển lên phân hệ kế
toán tài chính
Tóm tắt
Khác với kế
toán tài chính bắt buộc phải tuân thủ một số quy định pháp luật như VAS-chuẩn
mực kế toán Việt nam, kế toán giá thành nằm trong phần kỹ thuật quản trị và
doanh nghiệp có toàn quyền chọn cách làm nào thấy phù hợp.
Phân hệ sản
xuất của một ERP tiêu chuẩn sử dụng phương pháp giá thành định mức. Vấn đề rút
ra ở đây là trước khi đưa ERP vào sử dụng tính giá thành doanh nghiệp cần
chuyển từ phương pháp tính chi phí thực sang phương pháp giá thành định mức.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng bảng tính Excel để theo dõi giá thành theo
cách này khi chưa có ERP. Với các bút toán điều chỉnh được làm định kỳ doanh
nghiệp có thể yên tâm giá thành ghi nhận theo phương pháp SC sẽ sai số không
đáng kể với giá thành thực, nhưng những lợi ích về quản lý và lập kế hoạch từ
việc dùng SC thì rất lớn. Khi doanh nghiệp đã quen với phương pháp SC có thể tự
tin đưa ERP vào áp dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét