LINK ANH

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Triển khai ERP tại Việt Nam – Các yếu tố để thành công và thất bại (Kỳ 1)

 Để đánh giá hiệu quả của một dự án triển khai ERP thành công hay không tại thị trường Việt Nam thì trong suốt thời gian quan cũng đã có nhiều nhận định khác nhau. Tuy nhiên, lại chưa có sự thống kê và phân tích con số một cách cụ thể về các dự án thành công và thất bại cũng như chi phí bỏ ra để có được một hệ thống ERP hiệu quả.
 


Lợi ích của việc áp dụng hệ thống ERP đã có rất nhiều bài viết nên tôi không bàn về sâu về vấn đề này. Chúng ta hãy đi vào phân tích thực tế phương pháp luận triển khai hệ thống ERP nước ngoài tại Việt Nam.

ERP của nước ngoài xuất phát từ các nước phát triển do đó được xây dựng trên một nền tảng trình độ quản lý kinh tế rất cao. Từ quy trình làm việc, cho đến việc thu nhận thông tin, phản ánh dữ liệu thông tin và phân tích các hoạt động kinh tế đa chiều. Do đó, hệ thống ERP của họ mang tính quản trị cao, và có thể nói đáp ứng gần như hoàn toàn việc xử lý thông tin các hoạt động của một doanh nghiệp.

Vậy thực tế phương pháp luận triển khai tại Việt Nam thế nào ?

Trước tiên có thể nói khái quát về trình độ quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung đó là manh mún, chưa có cái nhìn toàn diện và tổng thể trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Các quy trình hoạt đồng vẫn mang tính đơn lẻ, rời rạc và lập kế hoạch mang tính chắp vá.

Điều này có lẽ là thói quen mang tính cố hữu của nhiều người Việt Nam, do đó khi quyết định áp dụng một hệ thống ERP thì đã có những cái nhìn sai lệch:

Về phía doanh nghiệp:

Quan niệm ERP sẽ thay toàn bộ sức người. ERP sẽ giải quyết mọi vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.

Điều này hoàn toàn sai lầm, về bản chất đó chỉ là một phần mềm, một công cụ để ghi nhận, phản ánh, xử lý và phân tích dữ liệu. Việc nhìn nhận của người quản lý về báo cáo này sẽ đưa đến quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp mình.

Về phía đơn vị triển khai:

Khi bán hệ thống cố gắng tối đa hóa giá trị phần mềm bằng các module, số người sử dụng và tai hại hơn cả là tập trung vào việc giải quyết các yêu cầu không mang tính hệ thống quản trị chuẩn mực của khách hàng. Điều này dẫn đến việc chủ yếu tập trung nguồn nhân lực để can thiệp vào cấu trúc (customize ) hệ thống.

Hệ quả là những thiệt hai cho cả hai bên, đồng thời dự án triển khai ERP thành công không nhiều, mà thất bại lại không ít. Có thể kể ra một số những thiệt hại mà hai phía phải gánh chịu.

Về phía doanh nghiệp :

  •     Tốn kém chi phí một cách không cần thiết do chi phí mua phần mềm bị thổi lên quá cao,
  •     Dự án triển khai tốn nhiều thời gian ( ít nhất là 6 tháng )
  •     Huy động nhiều nhân lực
  •     Phá vỡ cấu trúc hoạt động một cách không cần thiết
  •     Tốn kém thêm chi phí khi hệ thống phải thay đổi theo tình hình phát triển của thị trường, của chính    sách nhà nước.
  •     Khó khăn trong việc nâng cấp phần mềm từ nơi sản xuất phần mềm (Công ty mẹ viết ra phần mềm
  •     Doanh nghiệp dễ lâm vào tiền mất tật mang do dự án kéo dài không đưa vào sử dụng được, gây tranh chấp hợp đồng.
Về phía đơn vị trịiển khai:
  •     Tốn kém chi phí khi kéo dài thời gian triển khai.
  •     Chứa đựng nguy cơ thất bại cao do sự thay đổi về nhân sự (mỗi lập trình viên vào phá tung hệ   thống để lập trình rồi lại bỏ dở công việc)
  •     Thiệt hại do tranh chấp hợp đồng
  •     Tất cả các đơn vị triển khai hàng đầu của Việt Nam hiện nay không dám thống kê các dự án thất bại hoặc bị kéo dài đến vài năm.

Thực tế này đã được kiểm chứng thực tế trên thị trường, Ví dụ Tập đoàn G đã triển khai 3 năm mà không hoàn tất và nghiệm thu được. Hoặc có đơn vị triển khai tư vấn cho Công ty C với số user rất không hợp lý, cụ thể là nhân viên trực lễ tân không biết gì về máy tính, công việc hàng ngày là chỉ nghe điện thoại được sử dụng 1 user…

Vậy đâu là phương pháp triển khai tối ưu cho Doanh nghiệp và Đơn vị triển khai ?
 Xin vui lòng xem tiếp tại phần tiếp theo bài viết....

Ông Lê Thành Công
Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Nguồn Lực Viet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét