LINK ANH

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Kế hoạch bảo trì phòng ngừa của bạn có hiệu quả ?

Nếu bạn đã đọc các bài viết trước đây của chúng tôi trên website này, chắc hẳn doanh nghiệp bạn đã hiểu rõ được vai trò của bảo trì phòng ngừa (Preventive maintenance) đến sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thống và kế hoạch bảo trì phòng ngừa PM tại doanh nghiệp của mình. Vậy ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số phân tích để giúp bạn đánh giá xem các kế hoạch bảo trì phòng ngừa của bạn đã hiệu quả hay chưa.


Xem thêm:



Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy việc áp dụng PM tại một doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như nó có thể mang lại.






1. Chi phí bảo trì không có dấu hiệu cắt giảm
Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch bảo trì phòng ngừa chính là giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí bảo trì. Do đó nếu không thể nhận ra sự giảm sút của chi phí này thì việc áp dụng của bạn đã phát sinh vấn đề nào đó.

Để đánh giá chính xác, hãy chắc chắn rằng chi phí bảo trì mà bạn thống kê và so sánh sẽ không bao gồm những yếu tố không chịu tác động hay ảnh hưởng bởi việc áp dụng PM. VD: Do việc tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí vận chuyển của nhà cung cấp, từ đó làm tăng giá cả vật tư. Việc thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí vật tư bảo trì, nhưng hoàn toàn không liên quan đến việc áp dụng bảo trì phòng ngừa chi phối. Do đó để đánh giá khách quan. Trong trường hợp này ta cần so sánh chi phí vật tư trên cùng mức giá thành vật tư hoặc chỉ dựa trên số lượng vật tư sử dụng để đưa ra các đánh giá chính xác.
Ngoài ra hãy xem xét cụ thể và chặt chẽ hơn các chi phí có thể phát sinh liên quan đến thời gian ngừng máy và việc tăng ca sau ngừng máy. Đây là những chi phí bảo trì gián tiếp chịu tác động rất lớn bởi việc áp dụng bảo trì phòng ngừa. Một giải pháp bảo trì phòng ngừa hiệu quả sẽ đem lại sự cắt giảm đáng kể cho những chi phí này.

2. Mức độ tồn kho vật tư chưa chính xác
Nếu nhân viên bảo trì của bạn đang tiếp nhận và xử lý rất nhiều yêu cầu sửa chữa bảo trì đột xuất phát sinh, sẽ rất khó để họ có thể xác định và đảm bảo chính xác số lượng vật tư phụ tùng cần thiết mà họ sẽ cần đến khi tiến hành công việc. Vì vậy, dẫn tới 2 khả năng: thiếu vật tư khi cần đến hoặc trữ quá nhiều vật tư hơn nhu cầu sử dụng. Một cái sẽ làm tăng thời gian, chi phí ngừng máy, một cái sẽ làm gia tăng chi phí tồn kho vật tư.
Vì vậy, một kế hoạch bảo trì phòng ngừa PM tốt sẽ cho phép bạn giảm thiểu tối đa tình trạng hư hỏng đột xuất, và đảm bảo hơn 80% các yêu cầu công việc của đội ngũ bảo trì là các công việc đã được lên kế hoạch từ ít nhất 1 tuần trước đó. Do đó cho phép họ có đủ thời gian để chuẩn bị đủ các vật tư phụ tùng phù hợp trước khi bắt tay vào thực hiện. Nếu không đảm bảo được điều này, vậy bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu cốt lõi của bảo trì phòng ngừa.

3. Mối quan hệ giữa nhân viên bảo trì và người vận hành không tốt.
Đây là một yếu tố có phần chủ quan nhưng cũng rất đáng để xem xét. Bởi lẽ máy móc hoạt động hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của người vận hành. Nếu máy móc thường xuyên ngừng hoạt động đột ngột sẽ làm giảm năng suất sản xuất, dẫn tới nhân viên vận hành bị gián đoạn công việc và sau đó là tăng ca, làm thêm giờ để đảm bảo năng suất. Do đó, nếu bảo trì phòng ngừa không tốt, nhân viên vận hành thường không hài lòng với tình trạng máy móc thiết bị, đồng thời sẽ cảm giác bị cản trở công việc và có thái độ không hợp tác cùng người bảo trì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét