Thành công với hơn 2000 tập đoàn lớn trên toàn cầu như Unilever,
Colgate Palmolive…, SAP HANA đang khẳng định mình như một nền tảng vững
chắc cho hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với những tính
năng ưu việt và đa dạng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam các doanh nghiệp ứng dụng nền tảng này còn khá hạn chế.
Cuối năm 2015, một doanh nghiệp Việt hiếm hoi đã bỏ ra hàng triệu USD để sở hữu hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) SAP HANAcủa SAP. Sự kiện này đã gây sự chú ý lớn tới giới công nghệ và doanh nghiệp trong nước. Có lẽ nếu ai chưa biết sẽ hỏi SAP HANA là gì mà chi phí đầu tư tốn kém đến thế nhưng đối với những người đang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng SAP sẽ cho rằng: để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển sáng tạo sớm hay muộn họ cũng nâng cấp lên nền tảng ERP tiên tiến này, vấn đề chỉ là thời gian và giải pháp nào mà thôi.
ERP – SAP HANA: Cô nàng quyến rũ nhưng khó tính
Năm 2011, nhà đồng sáng lập Hasso
Plattner của SAP đã công bố nền tảng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) SAP-HANA với điểm ưu việt là công nghệ xử lý ngay tại
bộ nhớ trong (in-memory solution), tạo ra sự đột phá trong việc
tăng tốc độ truy xuất nguồn dữ liệu từ các ứng dụng quản
trị, phục vụ cho các tác vụ tính toán, phân tích, báo cáovà
ra quyết định trong thời gian thực với tốc độ nhanh nhất(nhanh hơn
các công nghệ hiện hành khác khoảng 1000 lần).Nền tảng công nghệ mớinày
sẽ là nền tảng chính cho các ứng dụng hiện tại và tương lai của SAP và
thời gian tới, SAP tuyên bố sẽ không tiếp tục hỗ trợ các ứng dụng phi
HANA SAP sau năm 2015, không mở rộng các ứng dụng phi HANA SAP trong
tương lai. Quyết định này buộc các doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng
SAP cũ phải chuyển sang nền tảng SAP HANA nếu muốn tiếp cận những chức
năng mới nhất cũng như những giải pháp hỗ trợ toàn diện mà SAP cung cấp.
Mặc dù việc chuyển đổi sang SAP HANA hứa
hẹn nhiều điều tuyệt vời, nhưng SAP HANA tỏ ra như một cô nàng quyến rũ
mà khó tính bởi để sở hữu nền tảng này,đầu tiên các doanh nghiệp phải
lựa chọn được hệ thống phần cứng có thể giúp chuyển đổi hệ thống cũ của
doanh nghiệp sang hệ thống mới một cách liền mạch với mức độ rủi ro thấp
nhất, không làm gián đoạn các hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, việc
chuyển sang SAP HANA là một quá trình phức tạp và cần đầu tư lớn đòi hỏi
đối tác triển khai phần cứng phải có đủtầm nhìn, kinh nghiệm, giải pháp
toàn trình giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu hiện tại và trong tương
lai.
Có thể những yêu cầu trên của SAP HANA
là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt còn ngần ngại khi quyết định áp
dụng SAP HANA vào doanh nghiệp mình.
– Theo ICTNew.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét