LINK ANH

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Những vấn đề cơ bản về công tác bảo trì thiết bị

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các hệ thống tài sản máy móc sản xuất của doanh nghiệp hư hỏng chính là do không được chú trọng bảo trì, bảo dưỡng định kì, thời gian hoạt động liên tục kéo dài dẫn đến tuổi thọ thiết bị và hiệu suất hoạt động bị suy giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp sản xuất hiện đại muốn thành công phải chú trọng đến công việc bảo trì, bảo dưỡng định kì thiết bị sản xuất và xem nó như là một nhiệm vụ trọng tâm cần đầu tư đúng mức.



Đây là một số vấn đề cơ bản cần thực hiện trong quá trình bảo trì định kì thiết bị sản xuất tại nhà máy:

1. Phải xây dựng mục tiêu chiến lược:

Mục tiêu của công tác bảo trì chính duy trì tình trạng thái hoạt động tốt của thiết bị trong thời gian dài nhất nhưng chi phí và nguồn lực là thấp nhất. Bao gồm các nhiệm vụ chính là:

- Nâng cao tuổi thọ, hiệu suất của thiết bị.
- Tối ưu hóa chi phí bảo trì.
- An toàn và thân thiện với môi trường.
- Tuân thủ các quy định pháp luật và trách nhiệm với xã hội.

Để đạt được mục tiêu đó, các nhà máy công nghiệp phải lựa chọn được các giải pháp bảo trì tiên tiến, phù hợp với các điều kiện sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp của mình. Dựa theo những mục tiêu sản xuất lâu dài của công ty mà đưa ra những mục tiêu bảo dưỡng chuyên dụng tốt nhất.


2. Lựa chọn hình thức bảo dưỡng theo đặc thù từng loại trang thiết bị:

Tiến hành phân loại các thiết bị như sau:

- Thiết bị tối trọng yếu: Là những thiết bị thiết yếu không thể thiếu trong dây chuyền, các khâu sản xuất của doanh nghiệp, thường có giá trị cao, cấu trúc phức tạp và không có thiết bị dự phòng.

- Thiết bị quan trọng: Có vai trò thiết yếu trong dây chuyền nhưng có thiết bị dự phòng, chi tiết đơn giản dễ thay thế sửa chữa khi có hư hỏng.

- Thiết bị phụ trợ: Là những thiết bị bổ trợ trong dây chuyền sản xuất, vai trò không quan trọng bằng 2 thiết bị kể trên.

Trong đó:
  • Thiết bị tối trọng yếu: Cần được chú trọng bảo dưỡng theo tình trạng (theo dõi rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, hay chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ). 
  • Thiết bị quan trọng: Áp dụng bảo dưỡng theo tình trạng, khi có dấu hiệu hư hỏng thì phải nhanh chóng lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi giám sát tình trạng nên tiến hành kiểm tra định kì khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo dưỡng cơ hội. 
  • Thiết bị phụ trợ: những thiết bị này không quan trọng cho việc sản xuất bạn nên chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa. (Đối với thiết bị nếu hư gây tốn kém lớn cho việc sản xuất thì có thể cân nhắc nên đưa vào Bảo dưỡng định kỳ). 
  • Sửa chữa lớn toàn nhà máy: là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa các tồn đọng hư hỏng chưa được khắc phục khi bảo dưỡng định kì. Thông thường theo quy định của pháp luật, loại sửa chữa này chỉ áp dụng cho thiết bị khi ngừng nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao tới sự hoạt động của nhà máy, nếu cháy nổ cần lập kế hoạch ngưng máy và sửa chữa kịp thời.


Đưa các công cụ và gải pháp hỗ trợ hoạt động bảo dưỡng vào áp dụng:
  • Hệ thống quản lý bảo trì nhờ máy tính CMMS.
  • Bảo trì năng suất toàn bộ
  • Áp dụng 5S trong quản lý bảo trì.
  • Công cụ cải tiến Kaizen
  • Bảo trì tinh gọn.
3. Cơ cấu tổ chức
Cần cơ cấu tổ chức đội ngũ nhân viên quản lý máy, bảo trì sao cho đảm bảo công việc bảo trì luôn được thực thi một cách định kì, trôi chảy nhất. Cơ bản cần phải có các bộ phận như sau: 

  • Bộ phận lập kế hoạch (thuộc Phòng kỹ thuật): Bao gồm các kỹ sư có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ,kiểm định thiết bị, lập kế hoạch cho các quá trình sửa chữa lớn cho toàn nhà máy.
  • Bộ phận thực thi: Gồm đội ngũ các kỹ sư, công nhân tổ bảo dưỡng, những người trực tiếp thực thi các công tác bảo trì, bảo dưỡng định kì. (kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư tự động hóa…)

Từ đó, phải xây dựng quy trình bảo dưỡng- sửa chữa bao gồm các bước triển khai công việc, ai thực hiện, báo cáo kết quả BD, ai thống kê, ai giám sát….

4. Cách lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ:

Dựa theo bảng phân loại thiết bị sẵng có, cần phải lập kế hoạch cụ thể cho các thiết bị trọng yếu và quan trọng.

Dựa theo bảng phân loại thiết bị, bạn tiến hành lập kế hoạch bảo trì cho các thiết bị tối trọng yếu và quan trọng. Đồng thời cũng cần thiết lập các loại định nghĩa cho các loại hình bảo dưỡng như: Đại tu, trung tu, tiểu tu là gì?

Để có thông tin trên cần dựa trên thông tin từ:

  • Cở sở từ sổ tay vận hành bảo dưỡng máy (OMM): nhà sản xuất thông thường sẽ đưa ra khuyến cáo thời gian định kì phải thay dầu, thay bi, đại tu, trung tu…
  • Số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa lần cuối trước đó.
  • Tình trạng thực tế của máy
  • Sử dụng các công cụ CMMS (Computerized maintenance management system), RCA (Root Cause Analysis), CBM (Condition Based Maintenanace), FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), RCM (Reliability Centered Maintenance) để phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng, tối ưu hóa công tác lập kế hoạch
Trong đó:
CMMS (Computerizedmaintenance management system): là phương pháp quản lý công tác bảo trì thiết bị thông qua hệ thống công nghệ thông tin, từ đó giúp tối ưu hóa quy trình quản lý, hạn chế những rủi ro trong công tác bảo trì do yếu tố con người gây ra. 

RCA là phương pháp xử lý các vấn đề hư hỏng mà mục tiêu là tìm ra nguyên nhân cốt lõi để khắc phục và loại bỏ. 

FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) là một trong các kỹ thuật phân tích rủi ro của RCA. Đây là phương pháp mang tính hệ thống cho việc xác định và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các hư hỏng trong thiết bị (phân tích các kiểu hư hỏng, nguyên nhân và kết quả của các hư hỏng tiềm tàng), sản phẩm và quá trình trước khi nó xảy ra. 

FMEA sẽ tạo ra một bảng thống kê các kiểu hư hỏng, tần suất hư hỏng, hậu quả của các thiết bị quan trọng khi nó xảy ra trong thực tế.

Vietsoft là một đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp quản lý thiết bị và bảo trì bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, đang gặp khó khăn trong việc xây dựng 1 hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả lâu dài xin liên hệ chúng tôi theo thông tin:
Điện thoại: 08.38 110 770
Email: sales@vietsoft.com.vn – huydq@vietsoft.com.vn
Website: vietsoft.com.vn






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét