LINK ANH

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Hệ thống quản lý bảo trì CMMS là gì ? Vai trò ra sao ?


1. Hệ thống quản lý bảo trì CMMS là gì ?
 


Bảo trì là một hoạt động duy trì tình trạng gắn liền với mọi tài sản nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng. Từ khi con người biết sử dụng các công cụ vào sinh hoạt và sản xuất, bảo trì đã ra đời và không ngừng trở nên quan trọng theo sự gia tăng về vai trò của máy móc thiết bị trong cuộc sống con người.

Có thể nói khái quát, bảo trì là một hoạt động định kỳ để duy trì máy móc thiết bị ở trạng thái hoạt động tốt nhất, không hỏng hóc, dừng máy thông qua 2 công việc chính: sửa chữa và bảo dưỡng.

Thiết bị có giá trị càng cao, càng giữ vai trò chủ lực trong nhà máy, dây chuyền sản xuất thì càng cần được chú trọng đến công tác bảo trì.

Thông qua việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS sẽ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong viêc quản lý tình trạng sử dụng của máy móc thiết bị, tính toán được hiệu quả sử dụng thiết bị OEE và tự động đề xuất cho người dùng các các kế hoạch hiện công tác bảo trì (cả chủ động và bị động) một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp giảm tải thời gian, công sức cũng như hạn chế tối đa những sai sót có thể có do quản lý bảo trì bằng thủ công đem lại. Giải phóng nhân sự bảo trì khỏi các công đoạn dư thừa để tập trung vào công tác PM và các hoạt động cải tiến công tác bảo trì.

2. Vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bảo trì CMMS


Hệ thống quản lý bảo trì CMMS là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các giải pháp quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp như: ERP, MRP, HRMS, CRM…
Trong một số lĩnh vực: khai thác khoáng sản, chế biến dầu khí, chế biến thực phẩm…các trang thiết bị máy móc thường giữ vai trò hết sức quan trọng và có giá trị cao. Nêu một sự cố đột ngột xảy ra dẫn đến dừng máy sẽ làm quá trình sản xuất đình trệ, gây giảm năng suất, ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp.

  • Thiệt hại trong một giờ ngừng máy ở một số lĩnh vực: Dầu khí: vài triệu USD, thép: 10.000 USD, giấy: 10.000 – 20.000 USD,  hoá nhựa: 75.000 USD, điện: 10.000 USD,  sản xuất lon bia: 9.000 USD, …
  • Máy ghép đùn của một công ty bao bì nhựa tại Thành Phố Hồ Chí Minh bị ngừng 310 giờ trong một năm do hư hỏng làm công ty bị thiệt hại hơn 3 tỉ đồng/năm.
  • Đĩa cứng của hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị của một công ty sản xuất nguyên liệu nhựa bị hỏng làm toàn bộ nhà máy ngừng sản xuất trong 14 ngày và có nguy cơ mất thị phần khoảng 90 % tại Việt Nam. Một giờ ngừng sản xuất làm công ty thiệt hại 75.000 USD.
  • Một giờ ngừng sản xuất do hư hỏng của dây chuyền thiết bị nghiền đá mới lắp đặt tại một công ty xi măng có thể gây thiệt hại khoảng 2,1 tỉ đồng.

Do đó có thể thấy ngay một số lợi ích thiết thực mà giải pháp quản lý bảo trì mang lại như sau:

  • Giảm thời gian ngừng máy đột ngột do hỏng hóc
  • Tăng tuổi thọ thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất
  • Lập lịch bảo trì tự động, nhắc nhở công việc bảo trì tự động
  • Quản lý lịch sử thiết bị, thời gian chạy ngừng máy chặt chẽ.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin, lịch sử thiết bị mọi lúc mọi nơi
  • Giảm tồn kho vật tư, nhắc nhở mua vật tư tự động, tránh rủi ro thiếu vật tư bảo trì.

Thiết bị được bảo trì tốt sẽ duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất, do đó sẽ duy trì được năng suất cao nhất và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Hệ thống quản lý bảo trì chính là công cụ chuyên dụng nhất để giúp đỡ các doanh nghiệp tối ưu hóa được quá trình quản lý tài sản và bảo trì.

3. Doanh nghiệp nào cần ứng dụng giải pháp quản lý bảo trì thiết bị CMMS ?



Theo sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc ngày càng giữ một vai trò quan trọng. Vậy nên tất cả những khâu có máy móc thiết bị đều cần bảo trì.

Trong đó có một số ngành đặc biệt cần thiết một hệ thống quản lý bảo trì toàn diện như:
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
  • Ngoài ra các doanh nghiệp khác nếu áp dụng hệ thống quản lý bảo trì vẫn giúp doanh nghiệp sinh ra lợi nhuận từ công tác bảo trì.

4. Lựa chọn đơn vị cung ứng hệ thống quản lý bảo trì thiết bị hiệu quả
Hiện nay thị trường Việt Nam đã có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp hệ thống quản lý bảo trì thiết bị khác nhau. Do đó các doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn đa dạng để chọn lựa. Tuy nhiên, để chọn được một hệ thống quản lý bảo trì thiết bị CMMS hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, cân nhắc các yếu tố như sau:

Về sản phẩm:
  • Các tính năng của sản phẩm có phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp
  • Lợi ích mà phần mềm đem lại sau khi triển khai
  • Mức độ tương tác giữa người dùng với phần mềm.
  • Giá thành sản phẩm
  • Các dịch vụ hỗ trợ, bảo hành đi kèm
  • Mức độ an toàn của dữ liệu, database

Về Đơn vị cung cấp phần mềm:
  • Uy tín của đơn vị cung cấp hệ thống quản lý bảo trì thiết bị
  • Chất lượng dịch vụ triển khai, bảo hành, hỗ trợ người dùng sau triển khai,
  • Cam kết của đơn vị cung cấp dịch vụ với khách hàng.
  • Kinh nghiệm cùng năng lực của đội ngũ tư vấn viên, nhân viên kĩ thuật triển khai.
  • Sản phẩm đã triển khai cho các khách hàng nào cùng lĩnh vực hau chưa ?
  • Các case study triển khai thành công tiêu biểu
Dựa vào những yếu tố này, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin và so sánh giữa các đơn vị triển khai để cuối cùng đưa ra cho chính mình một quyết định tốt nhất.

 Một số đơn vị đã triển khai CMMS Ecomaint tại Việt Nam
 
Một trong số các giải pháp phần mềm quản lý bảo trì thiết bị phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay chính là phần mềm Vietsoft Ecomaint. Đây là một giải pháp quản lý bảo trì thiết bị thuần việt được phát triển thành công từ năm 2005, đến nay đã ứng dụng thành công cho nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: thực phẩm, hóa chất, cảng biển, đóng tàu, nhựa, bao bì, cơ khí, dược phẩm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét