LINK ANH

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Phần mềm ERP nào tốt nhất cho 2017 ?


Một nửa thị phần hệ thống ERP trên toàn thế giới hiện nay được nắm giữ bởi 4 người khổng lồ: SAP, Oracle, Infor và Microsoft. Trong bộ tứ này, ai mới là nhà cung cấp phần mềm ERP tốt nhất? 


Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Phải chăng Doanh Nghiệp Việt còn e dè với ERP ngoại ???

(ĐTTCO) - Lựa chọn đúng đơn vị triển khai đóng vai trò quan trọng nhất trong việc triển khai thành công hệ thống ERP. Đó là nhận định chung của hầu hết doanh nghiệp tham gia Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng ERP trong thời đại hội nhập toàn cầu. 

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

90% doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ cũ



 Báo cáo của VCCI cho biết chỉ có 10% số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến và có tới 40% sử dụng công nghệ đi sau các nước từ 2 – 3 thế hệ.


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Ứng dụng ERP khác với áp dụng ISO như thế nào?


Thế mạnh của ERP là tính tích hợp các phân hệ (modules) (cả qui trình lẫn dữ liệu) với nhau để lãnh đạo DN/tổ chức có thể hòa hợp các hoạt động và nguồn tài nguyên của DN một cách tối ưu, nhằm tăng lợi nhuận tối đa, hoặc thỏa mãn nhu cầu khách hàng với phí tổn tối thiểu (trong các trường hợp ERP dành cho chính phủ và xem công dân là khách hàng).



Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Ngàn tấn rác chất cao như núi vì ngừng máy bảo trì

Sở TN&MT tỉnh TT-Huế cho biết, tại nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) xảy ra tình trạng ùn ứ cả ngàn tấn rác thải chưa thể xử lý kể từ đầu năm đến nay, do nhà máy tháo dỡ bớt lò đốt để bảo trì, sửa chữa và nâng cấp, khiến công suất tụt còn 50% so với trước.

Rác tồn đọng chất đống không được che đậy tại nhà máy rác Thủy Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Dự đoán nền công nghiệp Việt Nam năm 2017

Năm 2017, kinh tế quả thế giới dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2016, nhưng phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường vốn đầu tư, tiền tệ, hoạt động mua bán dầu thô, chứng khoán trên thế giới và những ảnh hưởng của tình hình bất ổn tại một số nước và khu vực…

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Hướng dẫn cài đặt phần mềm SAP Business One 9.1

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách cài đặt phần mềm SAP Business One 9.1 theo mô hình Client-server. SQL server, license server, SAP server, SAP client cài trên 1 server riêng còn SAP client cài đặt tại các máy tính người dùng.




Lưu ý: trong bài hướng dẫn này, mặc định SQL đã được cài sẵn trên Server (gọi tắt là SAP server)

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Thiên Hòa khởi động dự án SAP ERP



Thiên Hòa là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực bán lẻ đầu tư hệ thống SAP ERP quy mô nhất tại Việt Nam, kết nối tổng thể các quy trình từ nhập hàng, bán hàng, hậu mãi, bảo hành…



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS vào phương pháp bảo trì hiện đại



Bảo trì giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất ngày nay. Vậy chúng ta đã hiểu đủ về các phương pháp bảo trì hay chưa ? Các phương pháp chính trong bảo trì hiện đại gồm những loại nào ? Có thể ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS như thế nào thì hiệu quả ? Hãy cùng Vietsoft tìm hiểu đầy đủ trong bài viết sau.

Rất mong sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp sản xuất luôn có được sự phát triển bền vững và hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của mình.

Đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến một số phương pháp chính hiện nay như: bảo trì phòng ngừa, bảo trì phục hồi, bảo trì dự đoán và bảo trì tình trạng. 


Bảo dưỡng sửa chữa là gì ?

Bản chất Bảo dưỡng sửa chữa là bị động và có nhiều hạn chế. Nhưng trong một số trường hợp, nó  vẫn có thể là một lựa chọn phù hợp. Trong bài viết này, Vietsoft sẽ cố gắng giới thiệu các phương pháp tối đa hóa tính chủ động khi chọn phương pháp này. 

Các phương pháp quản lý bảo dưỡng mới chủ yếu nhằm kiểm soát và giảm thiểu mức độ bảo dưỡng Sửa chữa. Để làm được việc này, việc lập hồ sơ bảo dưỡng thiết bị là rất quan trọng. Trong mọi loại hình bảo dưỡng, thông tin chính là tài sản quý nhất mà các bộ phận bảo dưỡng của công ty sở hữu, là chìa khóa để đi đến sự tối ưu hóa sử dụng thiết bị trong công ty.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Đạm Cà Mau hoàn thành xuất sắc công tác bảo dưỡng lần thứ 5


Việc bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Cà Mau được thực hiện định kỳ hàng năm và tháng 8 vừa qua là đợt BDTT lần thứ 5 của Nhà máy kể từ khi bắt đầu chạy thử vào tháng 11 năm 2011. Trong đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ hằng năm, Nhà máy Đạm Cà Mau đã dừng máy cùng thời điểm giàn cấp khí và công ty khí dừng máy để bảo dưỡng, đối với năm nay từ ngày 30/7 đến ngày 23/8.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Bảo trì dự đoán triển vọng tương lai cho ngành công nghiệp 4.0

Hannover Messe 2016 -  Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Hannover Messe năm nay sẽ diễn ra từ 25 - 29/04. Các chủ đề quan trọng và nổi bật của Hannover Messe năm nay bao gồm: 

- Công nghiệp 4.0 / Industries 4.0
- Năng lượng tích hợp / Integrated Energy
- Sản xuất chồng lớp / Additive Manufacturing
- Bảo trì dự đoán / Predictive Maintenance
- Nguyên vật liệu và các bộ phận thông minh / Smart Materials & Components
- Phát triển nguồn lực lao động / Workforce ‎Development


Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

ERP tác động thế nào đến hệ thống Supply Chain ?

Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, thị trường thương mại mở cửa và các công ty nước ngoài tràn vào, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc ứng dụng một hệ thống quản trị bằng phần mềm là một cách để doanh nghiệp gia tăng năng lực kinh doanh, doanh số và lợi nhuận, giảm chi phí. ERP được coi là một giải pháp quản trị kinh doanh thành công hiện nay.

Tổng quan nghề kĩ sư bảo trì


 Nghề kĩ sư bảo trì bảo đảm cho máy móc và thiết bị được hoạt động liên tục và thông suốt bằng cách sử dụng hệ thống máy tính để giám sát, bảo dưỡng định kỳ và lên kế hoạch sửa chữa. Nghề kĩ sư bảo trì đôi khi cũng tham gia vào hoạt động kiểm soát và giám sát thiết bị bên cạnh công việc bảo trì.




Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Giải pháp SAP ERP cho ngành Dược


Các công ty Dược phẩm ngày càng phải đối diện với nhiều thách thức mới trong công tác quản trị doanh nghiệp. Thách thức bên ngoài đến từ các đối thủ cạnh tranh, các nhà sản xuất thuốc, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tổ chức y tế. Thách thức bên trong bao gồm các hoạt động nhằm tối ưu hóa chi phí bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý sản xuất, chất lượng toàn diện. Và thách thức lớn nhất đến từ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối trong ngành Dược: GMP, GSP, GLP, GDP, USFDA 21 CFR …

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Giải pháp ERP SAP cho ngành hóa chất và sơn



Giải pháp SAP best practices for the chemical industry giúp giải quyết được các yêu cầu và đặc thù chuyên cho ngành hóa chất như sau.


Doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh tay vào hệ thống ERP của SAP


Hệ thống quản trị nguồn lực (ERP) theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp điều phối nhân sự hiệu quả cho các dự án; kiểm soát được tiến độ, chất lượng, chi phí các công trình và gia tăng mức độ tin tưởng từ nhà đầu tư.

Ngày 28/10, Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam đã khởi động dự án triển khai Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của SAP. Với dự án này, Ecoba Việt Nam là một trong số ít công ty xây dựng Việt Nam tiên phong triển khai nền tảng quản trị mạnh phục vụ công việc kinh doanh.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Thị trường ERP thế giới cán mốc 41.69 tỷ USD vào năm 2020

Các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy những lợi ích to lớn có được từ giải pháp hoạch định nguồn nhân lực (ERP) tinh xảo. Hệ thống ERP cho phép người lao động có được những cái nhìn sâu sắc hơn về tất cả cácyêu tố liên quan đến doanh nghiệp - từ sản xuất đến điều hành - và việc tăng năng suất và hiệu quả là kết quả tất yếu. Khi công nghệ tiếp tục được phát triển ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm ứng dụng hệ thống ERP có khả năng dễ tiếp cận.


Và như một hệ quả, thị trường về loại phần mềm này ngày càng tăng trưởng. Báo cáo mới đây từ Market Allied Research cho biết thị trường phần mềm ERP được dự đoán đạt hơn 41 tỷ USD vào năm 2020, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt 7.2% từ 2014 đến 2020.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Vietsoft Ký kết hợp đồng triển khai dự án Ecomaint cho Vina Eco Board

 
Ngày 14 tháng 10 năm 2016, Công ty TNHH Phần Mềm Nam Việt (Vietsoft) đã ký kết hợp đồng triển khai Hệ thống phần mềm quản lý và bảo trì thiết bị Ecomaint với khách hàng là Công ty Vina Eco Board. Sau một thời gian dài tìm hiểu, so sánh và cân nhắc, cuối cùng Vina Eco Board đã chọn Vietsoft  là đơn vị triển khai hệ thống phần mềm quản lý hệ thống cho nhà máy chế biến gỗ của mình tại Bến Lức, Long An nhờ sự tin tưởng vào trình độ, năng lực triển khai và tác phong làm việc chuyên nghiệp của Vietsoft.


Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

4 kỹ thuật thay đổi quản trị trong triển khai dự án ERP


Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều vấn đề về biến động kinh doanh như: cổ phần hóa, thành lập công ty, tái tổ chức, mua lại và sát nhập… Khi doanh nghiệp triển khai ERP đã có cuộc cách tân mạnh mẽ lan tỏa tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Để bắt kịp được xu hướng chung, các chủ doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu và tiếp thu những nền tảng công nghệ mới, những quy trình cải tiến cho doanh nghiệp. Ngược lại, một số nhân viên lại không sẵn sàng tiếp thu những công nghệ mới. Về nguyên tắc, hệ thống ERP sẽ tích hợp tất cả các chức năng kinh doanh – sản xuất – quản trị nên các bộ phận, phòng ban từ kế toán, bán hàng, mua hàng đến quản lý kho vận sẽ đều chịu ảnh hưởng của hệ thống mới. Nhân viên là những người sẽ trực tiếp làm việc với hệ thống, do vậy lãnh đạo cũng cần quan tâm đến phản ứng của nhân viên khi áp ERP vào công việc.

Để có thể đưa ERP triển khai một cách thuận lợi, doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể. Sau đây là 4 kỹ thuật hỗ trợ mà ban lãnh đạo dự án cần quan tâm

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Viestoft ký kết hợp đồng triển khai phần mềm bảo trì tài sản cho Cáp Nhựa Vĩnh Khánh

Ngày 06 tháng 08 năm 2016, Công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (VKC) và Công ty TNHH Phần Mềm Nam Việt (Vietsoft) đã ký kết hợp đồng triển khai phần mềm quản lý tài sản và bảo trì Ecomaint tại nhà máy VKC ở Dĩ An, Bình Dương. 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Câu chuyện thành công: Eddie-bauer triển khai SAP Business One thành công

Eddie Bauer công ty trong lĩnh vực may mặc, thời trang lớn trên thế giới đã trỉên khai thành công SAP Business One. 

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Câu chuyện thành công: BPW triển khai thành công SAP Business One

BPW – Nhà sản xuất hệ thống bánh răng cho xe rơ móc, xe kéo hàng đầu thế giới lựa chọn và triển khai SAP Business One thành công . CFO Marie-Christine Fissette giải thích SAP Business One là một giải pháp hoàn hảo như thế nào.


Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Sự tác động từ các giải pháp của SAP đến cuộc sống và công việc hằng ngày


Ngày nay với sự pháp triển của các giải pháp CNTT đã giúp cho những công việc hằng ngày của chúng ta trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Để hiểu được những tác động của các giải pháp CNTT cho doanh nghiệp nói chung và các giải pháp quản lý ERP của SAP nói riêng đến cuộc sống hằng ngày của những người dùng như thế nào, hãy cùng theo dõi câu chuyện về sau đây về Eric, người đang phụ trách bộ phận kế toán đã giải quyết các vấn đề của mình cùng với giải pháp của SAP.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Phân tích Sự cố dẫn đến hư hỏng và các hành động can thiệp trong bảo trì


1. Các chức năng và mức độ làm việc
- Chức năng bảo dưỡng bao gồm việc duy trì thiết bị ở trạng thái như ban đầu. Nhờ đó, nó có thể tiếp tục đảm bảo các chức năng yêu cầu.

- Việc bảo dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta hoàn toàn hiểu kỹ các chức năng của thiết bị.

- Để xây dựng và đưa ra được phương pháp bảo dưỡng thì trước hết chúng ta cần phải hiểu thấu đáo và xem xét một cách chi tiết các chức năng hoạt động của thiết bị.

- Khả năng hoạt động mong muốn liên quan đến các chức năng yêu cầu. Mối liên quan này phải được xác định một cách chính xác.

- Phương cách xác định các chức năng yêu cầu phụ thuộc vào môi trường và cách sử dụng thiết bị. Công tác sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, toàn bộ chi phí vận hành và chi phí đảm bảo an toàn phải được đưa vào xem xét trong quá trình xác định.

2. Khái niệm về "Sự Cố":
Tuân theo tiêu chuẩn AFNOR X 60-011 :
“SỰ CỐ LÀ SỰ XUỐNG CẤP HAY NGƯNG TRỆ CỦA CÁC CHỨC NĂNG YÊU CẦU.”
Việc kiểm soát và giảm sự cố đòi hỏi chúng ta phải thực hiện công tác quản lý sự cố một cách hiệu quả. Điều đó lý giải tại sao để quản lý một cách hợp lý các thiết bị đòi hỏi phải chỉ ra được các hư hỏng dễ xảy ra, những rủi ro mà chúng gây ra khi xuất hiện cũng như mức độ ảnh hưởng . Do vậy cần phải biết:

  • Các chức năng làm việc của thiết bị bị hỏng hóc như thế nào?
  • Nguyên nhân gây ra các hỏng hóc.
    Việc chỉ ra được các dạng hư hỏng khác nhau giúp chúng ta có thể sửa chữa một cách phù hợp và không bị nhầm lẫn trong quá trình xem xét các triệu chứng hỏng hóc. Tiếp sau đó, xem xét tác động của mỗi dạng hỏng hóc. Nếu sự cố xảy ra, các hậu quả của nó sẽ là gì ? Theo cách đó, chúng ta có thể định lượng được ảnh hưởng của mỗi loại hư hỏng

3. Phân tích sự cố:
Việc phân tích sự cố, số lần xảy ra sự cố và hỏng hóc chức năng đôi khi rất khó khăn. Một yếu tố quan trọng cần phải biết là khi nào thì chức năng hoạt động đó được khôi phục. Trong bất kỳ tình huống can hiệp nào, điều quan trọng là giảm tối đa thời gian cần thực hiện công việc.

Ở đây xuất hiện khái niệm tính chưa sẵn sàng để hoạt động. Một khái niệm khác cũng được đưa ra là : M.T.B.F. (khoảng thời gian trung bình giữa các lần xảy ra sự cố) 

M.T.B.F. được hiểu như là khoảng thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng, và sẽ phải được cộng với hời gian cung cấp bổ sung thiết bị và thời gian sửa chữa hư hỏng. Các thời gian riêng biệt khác cũng ần phải được nêu ra. Tuy nhiên, để đơn giản vấn đề, trong phạm vi trình bày ở đây, ta chỉ tập trung đề ập đến 3 loại thời gian nêu ở trên.

Ví dụ: Sau đây là số liệu cho hai chi tiết của hai thiết bị, có cùng chức năng như nhau và qui trình sửa chữa là
Thiết bị 1
Thiết bị 2
Ví dụ: này cho thấy rõ ràng rằng thời gian cung cấp bổ sung là rất đáng chú ý. Nếu trong cả hai trường hợp thời gian cấp bù được đưa về số không, chúng ta thu được kết quả cho khả năng sẵn sàng là 99% cho thiết bị đầu tiên, và 99,8% cho thiết bị thứ hai.

Nếu như tính sẵn sàng tăng thêm 2% thì bản thân nó chưa nói lên được gì nhiều, hãy làm một tính toán về sản lượng do một đơn vị thiết bị được sử dụng tạo ra, sau đó liên hệ với doanh thu. Trừ đi chi phí khấu hao thiết bị, chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất, chi phí cho sản phẩm không phù hợp v.v… chúng ta sẽ phải quan tâm đến vấn đề này.

4. Liệt kê các sự cố:
Theo tiêu chuẩn AFNOR X 60-011, các sự cố có thể được xác định như sau:
Liệt kê các sự cố
Như vậy, chúng ta đã hiểu về khái niệm, và nhờ đó chúng ta có thể xác định được thời gian liên quan đến công tác bảo dưỡng với ba thông số cần thiết cho Công tác bảo dưỡng hiệu quả (AF X 60-015). Thời gian ngừng hoạt động T.A.F. sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, trong khi thời gian ngừng đặc biệt T.A.M. sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng và kinh phí đi kèm.
Các thông tin về công việc bảo dưỡng thiết bị cần phải được ghi chép lại. Điều này được thực hiện thông qua 2 dạng:

1. Bảng phân tích sự cố hư hỏng cung cấp các thông tin về chất lượng;

2. Các bảng tổng hợp cung cấp những thông tin cụ thể và định lượng như : thời gian sửa chữa, các chi phí, ngày tháng…

Nếu các tài liệu bảng biểu không có, thông tin có thể được tập hợp thông qua phân tích lệnh yêu cầu công việc nhưng sẽ rất khó khăn. Khi các sự cố và hư hỏng đã được liệt kê, chúng phải được đăng ký và hệ thống hóa, rồi được nhóm lại theo các tính chất hoạt động, dù là thuộc một bộ phận của thiết bị hay một thiết bị riêng lẻ (D.C. động cơ điện). 

Tiêu chuẩn AFNOR X 60-510 phân loại các dạng sự cố thành hai nhóm:

1. Các sự cố phổ biến,
2. Các dạng sự cố theo nhóm.

Các dạng sự cố phổ biến
  • Hoạt động sớm hơn thời gian qui định
  • Không hoạt động theo đúng thời gian đã định
  • Không dừng theo đúng thời gian đã định
  • Sự cố trong khi đang hoạt động

5. Phân tích sự cố hư hỏng: Biểu đồ pareto
% Tần suất xuất hiện
K dạng sự cố
SỰ CỐ TỪNG PHẦN SỬA CHỮA 

Việc biểu diễn bằng dạng biểu đồ giúp chúng ta có thể phân tích được số liệu một cách nhanh chóng. Những phân tích đầu tiên giúp chúng ta rút ra được những hư hỏng được gọi là “bên ngoài và không thực chất”. Chúng sẽ được sửa chữa và điều chỉnh lại nếu có thể, nhưng sẽ không được tính đến trong phân tích độ tin cậy. Chúng liên quan tới các lỗi điều khiển, do hỏa hoạn, do ngập lụt,…Đối với những sự cố “bên trong và thực chất” , cần tiến hành phân tích nhằm quyết định xem có phải thực hiện bảo dưỡng hay không ?

Phân tích này sẽ dựa trên ba biểu đồ Pareto:
1. Pareto n để xác định độ tin cậy.
2. Pareto t để xác định mức độ bảo dưỡng.
3. Pareto (n.t ) để xác định khả năng bảo dưỡng có thể .

6. Các hành động can thiệp:
a. Sửa chữa tạm thời: chỉ có ý nghĩa tạm khôi phục hoạt động trước khi tiến hành sửa chữa chính thức. Dạng can thiệp này cần phải được thực hiện theo những tiêu chí chặt chẽ:
Phải lưu tâm đến an toàn về người và các thiết bị.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giải pháp tạm thời cho phép tạm ngừng hoạt động.
Giải pháp xử lý tạm thời không nên gây ra sự xuống cấp của các bộ phận thiết bị/hoặc sản phẩm, …

b. Sửa chữa: là sự can thiệp cuối cùng trong một thời hạn ngừng sản xuất có thể chấp nhận được. Nếu thời hạn chót cho sửa chữa không thể đạt được đúng như yêu cầu, cần cân nhắc một số khả năng:

Sửa chữa tạm thời.

Chuyển sang sử dụng thiết bị khác.

Làm hợp đồng với thầu phụ.

Một số thiết bị và hệ thống được thiết kế để trong một số trường hợp sự cố vẫn cho phép đặt một chế độ làm việc, đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định trước khi buộc phải ngừng hoạt động.

Vietsoft là một đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp quản lý thiết bị và bảo trì bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, đang gặp khó khăn trong việc xây dựng 1 hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả lâu dài xin liên hệ chúng tôi theo thông tin:
  • Điện thoại: 08.38 110 770
  • Email: sales@vietsoft.com.vn – huydq@vietsoft.com.vn
  • Website: vietsoft.com.vn

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Vai trò của việc trao đổi thông tin trong bảo trì


Quản lý Bảo trì cần phải đảm bảo sự trao đổi thông tin bảo trì hiệu quả trong doanh nghiệp. Việc trao đổi thông tin trong nội bộ công ty thường bị xem nhẹ và bỏ sót. Chúng thường bị chuyển thành dạng báo cáo miệng. Mặc dù vậy, nó có chức năng quan trọng trong quản lý công tác bảo trì. Trao đổi thông tin là sợi dây kết nối thiết yếu giữa thông tin, ra quyết định và hành động.


Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Ứng dụng của phần mềm Quản lý thiết bị và bảo trì trong công nghiệp


Quản lý và bảo trì thiết bị là một công việc luôn luôn phải thực hiện trong sản xuất nhằm kiểm soát được máy móc, duy trì được hiệu suất của thiết bị. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, khái niệm “Hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính (Computerized Maintenance Management System – CMMS) đã ra đời. 

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Điều kiện và cơ sở hạ tầng để áp dụng Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến ở Việt Nam


1. Các điều kiện tiên quyết cho Áp dụng thành công Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến
Tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp: Thực sự ý thức được tầm quan trọng của Bảo dưỡng Công nghiệp đối với công ty mình và biết cần phải làm gì, vào lúc nào.

Sự nhất quán: Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến không đòi hỏi quá nhiều vốn so với tổng đầu tư của doanh nghiệp, nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên và nâng cao trình độ liên tục. Việc dành nguồn lực, nhất là nhân lực, một cách liên tục cho bảo dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất. Gần giống với việc học ngoại ngữ, bí quyết nằm ở các hoạt động thường xuyên và mọi sự gián đoạn hay tái khởi động đều thu hẹp cơ hội thành công.

Dám tái cấu trúc: Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có cấu trúc hợp lý để làm Bảo dưỡng Tiên tiến. Điều này là do nhận thức lạc hậu về vai trò Bảo dưỡng và mối quan hệ của nó với sản xuất cũng như với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ khi bảo dưỡng được tổ chức ngang hàng và gắn bó hữu cơ với sản xuất thì nó mới có thể thực sự gọi là Tiên tiến được.

Năng lực con người: Thường thì khi khởi động thực hiện Bảo dưỡng Tiên tiến, các kiến thức và kỹ năng không sẵn có trong đội ngũ của công ty. Điều quan trọng là các cán bộ kỹ thuật nòng cốt của công ty về bảo dưỡng có đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng các kiến thức cũng như tích lũy được các kỹ năng cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng không quyết định mà chỉ mang tính xúc tác.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bảo dưỡng: Số liệu bảo dưỡng và các thông tin rút ra từ đó ý nghĩa quan trọng như tiền bạc và chính là tiền bạc. Từ các số liệu và thông tin đó, công ty có thể đưa ra các quyết định về tổ chức, quản lý hay tài chính giúp cải thiện các chỉ số PQCDSM. Hệ thống cơ sở dữ liệu có thể được coi như là một điều kiện kỹ thuật, nhưng từ kinh nghiệm của chúng tôi, đây nên được coi là một điều kiện Quản lý và Hành chính bảo dưỡng.

Đầu tư: trong giai đoạn đầu tiên, các công ty chỉ phải đầu tư rất nhỏ để đạt được hiệu quả ban đầu. Nhưng khi đã bước sang giai đoạn phát triển, hiệu quả bảo dưỡng phụ thuộc nhiều vào các khoản đầu tư cần thiết, chẳng hạn cho các thiết bị đo, thu thập số liệu bảo dưỡng và xử lý chúng 

2. Cơ sở hạ tầng cần thiết cho Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến
Xây dựng các cơ sở hạ tầng dưới đây chính là các điều kiện triển khai thành công Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến

a. Điều kiện 1: Quản lý Bảo dưỡng
Quản lý Bảo dưỡng Tiên tiến có thể coi là Quản lý Bảo dưỡng truyền thống kết hợp với bốn yếu tố hiện đại: (1) Phân tích Chức năng; (2) Hiệu suất Tổng thể; (3) Trao đổi thông tin bảo dưỡng, nhất là ứng dụng ICT; (4) Quản lý Tài chính Bảo dưỡng. 

  • Phân tích Chức năng
    Có thể nói rằng, lý thuyết Phân tích chức năng đã có những đóng góp rất đáng kể cho việc nâng cao hiệu quả bảo dưỡng và phát triển các phân ngành của nó. Phân tích chức năng bao gồm nghiên cứu một hệ thống thông qua việc phân chia nó thành các bộ phận chức năng có thể thay thế được. Bộ phận này sẽ không được lớn hơn bộ phận thay thế tiêu chuẩn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến trình tự sắp xếp về kết cấu, không liên quan hoàn toàn đến các mối liên hệ về chức năng. Trình tự ở đây là trình tự về vị trí không gian, chứ không phải về thời gian. Nó không thể hiện chu trình thời gian của quá trình hoạt động.

    Phân tích chức năng cho phép đưa ra các mục tiêu cho công tác bảo dưỡng.

    1. Đối với một kỹ thuật viên, người có trong tay các công cụ hỗ trợ hiệu quả sẽ có thể kiểm tra bất kỳ hệ thống phức tạp nào, anh ta có thể “lướt” qua các bộ phận của thiết bị và xác định rất nhanh chóng tình trạng làm việc của các bộ phận chức năng khác nhau, cũng như toàn bộ hệ thống làm việc của thiết bị.

    2. Đối với nhân viên chịu trách nhiệm bảo dưỡng, người được trang bị các công cụ hiệu quả cho việc tổ chức công việc kỹ thuật của mình, anh ta phải có khả năng quản lý chi phí rõ ràng và chặt chẽ cho công việc.

    Do vậy việc phân tích chức năng cho phép:
  • Thiết lập các điều kiện làm việc tối ưu cho thiết bị.
  • Tìm ra những bộ phận đã hao mòn của các thiết bị.
  • Đưa ra được các chỉ báo để giúp cho việc theo dõi quá trình tiến triển các hư hỏng của thiết bị.
  • Xác định các dạng và phương pháp bảo dưỡng cần áp dụng cho mỗi bộ phận của thiết bị.
  • Đưa ra được kế hoạch bảo dưỡng.
  • Phân loại các hồ sơ tài liệu bảo dưỡng và cách tra cứu khi cần thiết.
  • Phát triển một kế hoạch bảo dưỡng tốt hơn thông qua các hồ sơ lưu trữ.
  • Xác định trình độ và kỹ năng cần có cho việc bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
  • Xác định và hệ thống hóa toàn bộ hệ thống máy móc của đơn vị hiện có.
  • Phân tích và tính toán các chi phí cho công tác bảo dưỡng.
  • Quyết định ngân quỹ cho nguyên vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng và theo dõi việc sử dụng chúng.
  • Hiệu suất Tổng thể
    Quản lý bảo dưỡng là một phần của quản lý nhà máy. Quan điểm quản lý bảo dưỡng hiện đại dựa trên khái niệm về hiệu suất tổng thể. Đây là khái niệm đưa ra để đánh giá hiệu quả thực sự của việc quản lý và sử dụng thiết bị. Sáu loại tổn thất thời gian sử dụng thiết bị được đưa ra và phân loại dưới đây.

    • Tổn thất thời gian do các sự cố: Điều này có thể được kiểm soát bởi công tác bảo dưỡng hiệu quả và sự tham gia của bộ phận sản xuất.
    • Tổn thất thời gian cần cho thay đổi sản phẩm: Khi đó cần thời gian để điều chỉnh lại thiết bị cũng như thay thế các dụng cụ máy móc. Điều này có thể được kiểm soát bởi khâu tổ chức sản xuất tốt hơn và chính sách cải tiến thiết bị máy móc sản xuất.
    • Tổn thất thời gian do những lần ngừng máy ngắn: Vệ sinh thiết bị, cung cấp phụ gia và các nguyên liệu phụ, …
    • Tổn thất thời gian do chủ ý làm chậm lại: Sản xuất các sản phẩm đặc biệt, sự xuống cấp của một bộ phận máy móc, …
    • Tổn thất thời gian do lỗi chất lượng: Đây là kết quả từ việc điều chỉnh thiết bị, các qui trình liên quan đến kiểm soát chất lượng hoặc điều khiển thiết bị.
    • Tổn thất thời gian khi khởi động: Trong giai đoạn này dễ xuất hiện các sản phẩm không đạt
  • Quản lý Tài chính Bảo dưỡng

    Quản lý Bảo dưỡng không thể thiếu quản lý tài chính bảo dưỡng. Có thể nói rằng những tiến bộ của ngành bảo dưỡng đã được khởi nguồn từ việc người ta thay đổi cách nhìn nhận về các chi phí cho bảo dưỡng, đặc biệt là về các chi phí gián tiếp. Khi triển khai Bảo dưỡng Tiên tiến, việc quản lý chi phí dựa trên tình trạng thiết bị chính là cơ sở để đánh giá các chỉ số hiệu quả PQCDSM, cũng như để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược bảo dưỡng và sản xuất.


    Có nhiều cách đánh giá tác động tài chính khác nhau cho hoạt động bảo dưỡng máy móc dựa trên hiện trạng. Nhiều công ty phát hiện ra những vấn đề về thiết bị được xác định bằng những thiết bị bảo dưỡng dựa trên tình trạng ngay trong thời gian dừng máy thông thường. Họ so sánh chi phí sửa chữa
    những trục trặc này với chi phí vận hành của chính cỗ máy ấy trong thời gian trước đó. Những công ty khác hướng tới so sánh thông tin về chi phí sửa chữa với chi phí của các chương trình bảo dưỡng dựa trên tình trạng được áp dụng cho các máy móc ít mang tính then chốt hơn.

    Việc phân tích tài chính có thể phản ánh độc lập những mục đích và tiêu chí của mỗi công ty. Tuy nhiên, khi không tính đến phương pháp phân tích, việc phân tích tài chính sẽ thể hiện những đặc điểm chung sau đây:


    - Các kết quả phải đo lường và định lượng được.

    - Các chi phí và ước tính cần phải được các bên liên quan thống nhất.

    - Các kết quả tài chính cần phải được trình lên ban quản lý bằng những thuật ngữ dễ hiểu.

    - Lập hồ sơ theo định kỳ về nguồn thu tài chính phải là một bộ phận không thể tách rời của chương trình bảo dưỡng.


    Những đặc điểm này được đề cập một cách chi tiết như sau: “Các kết quả phải đo lường và định lượng được.” Điều đó có nghĩa là các chỉ số ROI, NPV hay thời gian hoàn vốn là những chỉ số cần được sử dụng và đánh giá.


    Song song với quản lý tài chính dựa trên tình trạng, việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật liên quan đến bảo dưỡng cũng rất quan trọng và là đặc thù của quản lý tài chính bảo dưỡng.

b. Điều kiện 2: Hành chính và hậu cần bảo dưỡng
Các công tác Hành chính và Hậu cần Bảo dưỡng tuy không đòi hỏi nhiều hàm lượng kỹ thuật hay đầu tư lớn, nhưng chúng thực sự đóng vai trò hết sức quan trọng và tạo ra rất nhiều giá trị gia tăng cho hoạt động bảo dưỡng.

Các công tác Hành chính Bảo dưỡng tập trung vào các nội dung: 

(1) Quy định vai trò và trách nhiệm cụ thể của các phòng, ban liên quan đến chức năng bảo dưỡng trong công ty, cách thức trao đổi thông tin, sử dụng và chia sẻ nguồn lực, cách thức ra các quyết định liên quan đến kế hoạch và can thiệp bảo dưỡng, cách tiến hành đầu tư thiết bị và kỹ thuật bảo dưỡng... 

(2) Thiết lập, cập nhật, phân tích và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu bảo dưỡng: ICT hay truyền thống, cách đánh mã số, tài liệu hóa, thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý cơ sở dữ liệu, phân tích chuyên môn và hệ chuyên gia…

(3) Đào tạo và xây dựng năng lực bảo dưỡng, bao gồm đào tạo các kỹ năng thực địa, vận hành, cung cấp lý thuyết, trao đổi kinh nghiệm và khuyến khích các sáng kiến từ cấp công nhân vận hành 

Hậu cần Bảo dưỡng: Công tác này tập trung vào quản lý kho thiết bị và phụ tùng dự trữ, các bộ phận mau mòn chóng hỏng, các thiết bị và dụng cụ chẩn đoán, ghi chép số liệu.. Các kỹ thuật được áp dụng phổ biến là FIFO (vào trước ra trước), 5S và ICT. Một số phần mềm chuyên dụng hay giải pháp ICT trọn gói cho công tác quản lý bảo dưỡng, với trung tâm là quản lý hậu cần bảo dưỡng, đã được đưa vào ứng dụng từ những năm 1990. Trong đó đáng kể nhất là các phần mềm quản lý tích hợp được chuyên biệt hóa theo nhu cầu khách hàng của hãng SAP, Đức. 

c. Điều kiện 3: Tổ chức Bảo dưỡng
Không có cơ cấu “lý tưởng” nào cho mọi bộ phận bảo dưỡng. Đặc điểm các công ty rất khác nhau, chính vì lẽ đó mà không thể áp dụng một mô hình cho mọi công ty. Một số điểm khác nhau giữa các công ty như:
  • Quy mô
  • Trang thiết bị
  • Phương thức sản xuất 
  • Sự tham gia của bộ phận sản xuất vào công việc bảo dưỡng 
  • Các điều kiện sẵn có như: Nguồn nhân lực, hậu cần,...
Trước khi tính toán một cơ cấu bảo dưỡng tối ưu thì nhất thiết phải xem xét diễn biến của mối quan hệ giữa sản xuất và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm tiến hành bảo dưỡng, đối tác chính là bộ phận sản xuất. Trước đây, bộ phận vận hành buộc phải chấp nhận một số hạn chế sản xuất ngắn hoặc trung hạn. Bộ phận Sản xuất chấp nhận một số can thiệp xử lý lỗi nhỏ gây ít điểm bất lợi (như: bôi trơn, thay đổi đầu lọc...). Họ ít nhiều cũng chấp nhận các lần dừng máy do sự cố hỏng xảy ra. Nhưng họ nhất quyết phản đối bất cứ chương trình bảo dưỡng theo kế hoạch nào gây cản trở việc kiểm soát công cụ sản xuất của họ.

Để thúc đẩy việc kết hợp các bộ phận với nhau thì tất cả các bộ phận chính của công ty cần phải được đặt ngang hàng nhau. Bộ phận bảo dưỡng phải có mối liên hệ trực tiếp với ban lãnh đạo công ty. Điều này không triệt tiêu mâu thuẫn và xung đột giữa các bộ phận. Nó phụ thuộc vào việc liệu ban lãnh đạo công ty có tạo được một môi trường phù hợp để các bộ phận hợp tác chặt chẽ với nhau hay không. Điều này có thể đạt được nhờ việc tổ chức các cuộc họp thông báo cho mọi người biết được những hạn chế, mục tiêu và phương pháp để loại bỏ những mâu thuẫn đó. Các cuộc họp này phải là một kênh đối thoại gần gũi, thường xuyên giữa các bộ phận với nhau.

d. Điều kiện 4: Cơ sở Kỹ thuật cho Bảo dưỡng Tiên tiến
Cũng giống như mọi loại hình áp dụng thành tựu khoa học công nghệ khác, bản thân sự tiên tiến của công nghệ không đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thành công về bảo dưỡng hầu hết đều là các đơn vị khai thác hiệu quả các kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại bên cạnh việc sử dụng các phương pháp truyền thống.

Các kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại cho phép giám sát, chẩn đoán tình trạng thiết bị và đưa ra các đánh giá về nguyên nhân và cách khắc phục hay phòng ngừa, bao gồm: 

Các kỹ thuật quan trắc bằng giác quan của người vận hành và cán bộ kỹ thuật bảo dưỡng. Đây là phần đơn giản nhất của các kỹ thuật đo không phá hủy, chỉ sử dụng giác quan của con người với các dụng cụ hỗ trợ (tai nghe, kính chuyên dụng...). Nhờ những kiến thức và kỹ năng thích hợp, một công ty có thể quản lý khá tốt tình trạng thiết bị của mình mà hầu như không phải đầu tư gì. Đây cũng là cách tiếp cận khôn ngoan và hiệu quả nhất đối với các công ty vừa và nhỏ. Với các kỹ thuật này, đầu tư lớn nhất là về đào tạo kiến thức và kỹ năng chẩn đoán cho các cán bộ kỹ thuật bảo dưỡng. 

Kỹ thuật đo và phân tích số liệu về dao động máy: Là kỹ thuật áp dụng phổ biến nhất hiện nay.Khoảng 90% chủng loại thiết bị có thể được giám sát và đánh giá bằng kỹ thuật này. Thiết bị đo dao động máy cũng có nhiều loại, từ những máy đa năng cầm tay có giá khoảng 20.000USD đến những thiết bị trực tuyến (online) theo thời gian thực được kết nối với hệ điều khiển tự động có giá đến hàng triệu đô la. Về bản chất, các thiết bị này đo các rung động sinh ra từ sự quay của máy (dao động máy) để phát hiện các vấn đề như mất cân bằng lệch trục, lỗi vòng bi, lỗi động cơ hay cộng hưởng. Việc chuyển đổi tín hiệu dao động từ miền thời gian sang miền tần số, cùng với các phần mềm cài đặt theo máy đo cho phép xử lý các dữ liệu dao động khá đơn giản nhưng rất hiệu quả. Thường thì việc đầu tư các thiết bị đo và giám sát này hoàn vốn sau vài tháng đầu tư với các doanh nghiệp cỡ vừa. 

Kỹ thuật quan trắc và phân tích hồng ngoại: Là kỹ thuật rất hiệu quả trong việc phát hiện ra các lỗi kỹ thuật về nhiệt, điện và bôi trơn. Thiết bị quan trắc chính là camera hồng ngoại. Các camera này cũng thường có khả năng chụp ảnh trong dải tần số khả kiến, do vậy cho phép quan sát và chụp hai loại ảnh đồng thời (hồng ngoại và khả kiến). Nhờ đó việc phát hiện và định vị khu vực hỏng rất dễ dàng. 

Kỹ thuật siêu âm và âm thanh: Rất hiệu quả trong việc phát hiện các lỗi hỏng về rò rỉ khí hay chất lỏng hoặc các rò rỉ do chênh lệch áp suất. Nguyên lý của các thiết bị đo này là phát hiện 

Kỹ thuật phân tích dầu bôi trơn: Về bản chất, đây là các kỹ thuật phân tích mức độ hỏng của dầu bôi trơn, các chất xâm nhiễm và các hạt mài mòn có trong dầu. Các kết quả phân tích cho biết hỏng (chủ yếu là mài mòn do ma sát) phát sinh ở đâu, mức độ mòn đến đâu, các vấn đề về bôi trơn, ma sát và nhiệt. Kỹ thuật này đòi hỏi phải lấy mẫu dầu đúng cách và đưa đi phân tích tại phòng thí nghiệm. Hiện kỹ thuật này ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến. Tuy nhiên, rào cản chính nằm ở khả năng làm chủ kỹ thuật chứ không phải ở chi phí đầu tư. 

Kỹ thuật đo và giám sát các thông số vận hành hệ thống: Điện áp, cường độ dòng điện, lưu lượng, nhiệt độ, độ dẫn điện, đo mức các loại, khối lượng, tốc độ…Các kỹ thuật này thường kết hợp với công nghệ điều khiển bán tự động hay tự động. Đặc điểm của các hệ thống này là những thông số vận hành rời rạc của hệ thống, được đo bởi các thiết bị khác nhau tại các vị trí khác nhau được kết hợp lại để đưa ra bức tranh tổng thể về “sức khỏe” của cả hệ thống, cũng như của từng thiết bị. Mặt khác, các thông số này được dùng để phục vụ và việc can thiệp vận hành hay vận hành tự động hệ thống. Đặc điểm của hệ thống này là không có sự phân chia rõ ràng giữa sản xuất và bảo dưỡng.
Một cách sử dụng kỹ thuật đo và giám sát thông số hệ thống là đầu tư các thiết bị đo tương đối rẻ, không kết nối vào một hệ thống điều khiển trung tâm. Các thông số đo được lưu trữ và phân tích phục vụ các mục đích khác nhau và tùy thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn và hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Cách này giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, nhưng cũng hạn chế hiệu quả đáng kể và làm tăng sự lệ thuộc vào con người.

Vietsoft là một đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp quản lý thiết bị và bảo trì bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, đang gặp khó khăn trong việc xây dựng 1 hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả lâu dài xin liên hệ chúng tôi theo thông tin:
Điện thoại: 08.38 110 770
Email: sales@vietsoft.com.vn – huydq@vietsoft.com.vn
Website: vietsoft.com.vn

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng với sự phát triển ngành Logistics Việt Nam



Khi nước ta thực hiện TPP và các FTA thế hệ mới thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành Dịch vụ logistics nói riêng là hết sức quan trọng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường mở cửa.