Phương pháp giá thành định mức (SC)
Về mặt lý
thuyết, phương pháp này khá dễ hiểu và đã được dậy từ lâu trong các chương
trình kế toán quản trị, theo phương pháp này giá thành của một đơn vị sản phẩm
được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, quản lý phí …)
tạo nên sản phẩm đó, ví dụ công ty X bán các ghế đẩu được lắp ráp từ 4 cái chân
với giá mua vào là 500 đồng một chiếc, một cái mặt ghế giá 5,000 đồng, một cái
tựa có giá 4,000 đồng, một số đinh ốc giá 300 đồng, một phần năm công lao động
với giá 30,000 đồng một công, cộng với phí gián tiếp (điện nước, khấu hao, quản
lý phí) là 300 đồng, thì SC của chiếc ghế sẽ là 17,600 đồng theo như bảng tính
dưới đây:
|
Cấu phần
|
Đơn giá
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Chân ghế
|
500
|
04
|
2,000
|
2
|
Mặt ghế
|
5,000
|
01
|
5,000
|
3
|
Tựa ghế
|
4,000
|
01
|
4,000
|
4
|
Đinh ốc
|
300
|
|
300
|
5
|
Lao động
|
30,000
|
1/5
|
6,000
|
6
|
Chi phí
gián tiếp
|
300
|
|
300
|
|
Tổng cộng
|
|
|
17,600
|
Giá thành
17,600 này sau đó sẽ được sử dụng trong việc làm báo cáo TRƯỚC KHI phòng kế
toán có thể thu thập được các dữ liệu thực tế. Ví dụ vào ngày 29/2/2004 phòng
kế toán của công ty X từ báo cáo của bộ phận kho biết rằng họ đã bán được 1,000
cái ghế thì ngay hôm đó họ đã làm được báo cáo chi phí giá thành phân xưởng cho
giám đốc là 17,600,000 đồng, không cần chờ đến khi thu thập được các số liệu
thực tế về nguyên liệu thực xuất từ kho hoặc lương thực trả cho công nhân.