LINK ANH

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Xu hướng ERP - Kỳ 2: tình hình kinh tế & thị trường ERP 2015

 Các doanh nghiệp ngày càng hướng tới những giải pháp ERP hỗ trợ tốt nhất cho ngành nghề của họ. Giá trị lớn nhất mà giải pháp ERP mang đến cho doanh nghiệp là quy trình, kinh nghiệm quản trị và các best-practice trong nghiệp vụ, khả năng về nghiệp vụ là yếu tố bắt buộc phải xem xét khi một doanh nghiệp muốn ứng dụng ERP. 

Không có một mô hình ERP chung cho mọi doanh nghiệp. Mỗi hệ thống ERP cần được xây dựng dựa trên yếu tố ngành nghề, các điều kiện thuận lợi và khó khăn đặc thù, cơ cấu tổ chức, quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.






Hướng chuyên ngành sẽ là xu hướng phát triển của ERP

 Ngành nghề là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng một hệ thống ERP. Quản trị tài chính là cấu phần lõi trong hầu hết các hệ thống ERP. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống ERP bao gồm quản trị tài chính doanh nghiệp tích hợp với hệ thống nghiệp vụ lõi (core banking, core insurance…). Đối với các doanh nghiệp thương mại như bán buôn, bán lẻ, hệ thống ERP phải bao gồm quản trị tài chính, quản trị kho hàng, quản trị mua hàng và bán hàng. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ cần thêm phân hệ quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, và quản trị nhà xưởng – thiết bị…

Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù về kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp cũng kéo theo nhu cầu về ERP khác nhau. Các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn (ví dụ khách hàng đại chúng) luôn cần có hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM). Nó cung cấp cho họ đầy đủ thông tin 360 độ về khách hàng, giúp họ vận hành hiệu quả các quy trình nghiệp vụ giao dịch với khách hàng từ marketing đến quản lý bán hàng và dịch vụ hỗ trợ. 

Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần CRM để quản lý các dịch vụ công với nhân dân, doanh nghiệp và đối tác. Hệ thống thông tin quản trị (Business Intelligence – BI) cũng là một hệ thống lõi mà hầu hết cơ quan quản lý công cần có để tổng hợp thông tin từ nhiều cơ sở, khai thác hiệu quả khối dữ liệu lớn có được, lập báo cáo – phân tích và thực hiện công tác quản lý – điều hành vĩ mô.Với các doanh nghiệp có mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty đa ngành, hệ thống ERP tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm hai lớp phục vụ hai mức độ quản trị: lớp quản trị tập đoàn và lớp quản trị đặc thù của các đơn vị thành viên. Lớp quản trị tập đoàn gồm những quy trình nghiệp vụ xuyên suốt toàn doanh nghiệp hay hỗ trợ quản trị hợp nhất ở mức độ tập đoàn, ví dụ quản trị tài chính, quản trị nhân sự, và hệ thống báo cáo tổng hợp (BI). Lớp quản trị ở các đơn vị thành viên gồm những quy trình nghiệp vụ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như bán hàng, sản xuất, quản lý dự án, quản lý khách hàng…

Một hệ thống ERP tổng thể có thể bao phủ mọi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống như vậy, cần có một lộ trình. Ưu tiên làm ERP với cấu phần nào trước, cấu phần nào sau phụ thuộc vào các điều kiện về thuận lợi, khó khăn và kế hoạch kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Có thể hai doanh nghiệp bán lẻ cùng kinh doanh các mặt hàng giống nhau với quy mô tương tự, song một bên cần ưu tiên quản lý chặt chẽ về tài chính trên toàn chuỗi, bên kia lại đang khó khăn trong việc điều hành trung tâm phân phối. Do vậy lộ trình làm ERP của hai doanh nghiệp này không thể giống nhau.

ERP cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó. Hiệu quả hệ thống ERP mang lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai. Năng lực triển khai ERP bao gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ và năng lực hỗ trợ. Năng lực tư vấn theo ngành nghề được nhà triển khai tích luỹ qua nhiều dự án trong cùng ngành. Ví dụ một nhà triển khai có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng sẽ triển khai dự án mới cho một ngân hàng nhanh hơn với rủi ro thấp hơn. Kinh nghiệm về nghiệp vụ cung cấp các best-practice, không chỉ best-practice tích hợp trong giải pháp mà còn các best-practice được nhà triển khai đúc rút từ hiểu biết trong môi trường kinh doanh nội địa và yếu tố nghiệp vụ áp dụng tại các doanh nghiệp mà họ đã triển khai.

Hệ thống ERP không đứng riêng một mình. Thường có yêu cầu tích hợp để hệ thống quản trị mới của doanh nghiệp kế thừa những hệ thống đã đầu tư từ trước hoặc liên kết với những hệ thống nghiệp vụ khác, ví dụ tích hợp giữa ERP với core banking trong ngân hàng hay ERP với POS trong doanh nghiệp bán lẻ. Tích hợp là công việc phức tạp, đòi hỏi năng lực công nghệ rất cao từ nhà triển khai. Ngoài kỹ năng lập trình, họ phải nắm được các nền tảng công nghệ, giải pháp bảo mật và luồng thông tin trong nghiệp vụ.

(Theo VungtauHR, Theo Hữu Văn- Chungta)

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Xu hướng ERP - Kỳ 1: tình hình kinh tế & thị trường ERP 2015




Năm 2015, với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế, tạo nhiều cơ hội và không ít thách thức cho doanh nghiệp. Sức cạnh tranh luôn là động lực để mọi doanh nghiệp hướng tới, trong đó ERP được coi như chìa khóa giúp tạo nên thay đổi có tính cách mạng về năng lực quản trị. Nhìn nhận đúng xu hướng phát triển của giải pháp, công nghệ giúp nhà quản trị lựa chọn đúng khi đầu tư xây dựng hệ thống ERP.
Xu hướng lựa chọn giải pháp ERP của doanh nghiệp năm 2015 

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Triễn lãm Techmart 2015 liên kết tinh hoa công nghệ

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia cho biết, International Techmart Vietnam 2015 quy mô quốc tế do Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND TP. Hà Nội tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Techmart lần này diễn ra trong các ngày từ 01 – 04/10/2015. 

Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm quan gian hàng tại Techmart Việt Nam
     Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm quan gian hàng tại Techmart Việt Nam

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Người dùng hệ thống SAP ERP quyết định thành công cho dự án


"Người dùng hệ thống SAP ERP quyết định thành công cho dự án" - Đó là khẳng định của ông Bùi Minh Tiến – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tại buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về việc tham gia đào tạo và sử dụng hệ thống SAP ERP diễn ra ngày 14/9/2015 trước khi PVCFC bước vào giai đoạn đào tạo và kiểm thử hệ thống.
 








Tổng Giám đốc PVCFC, Bùi Minh Tiến phát biểu tại buổi gặp gỡ các Key - End users trước khi bước vào giai đoạn đào tạo và kiểm thử hệ thống SAP ERP.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Phân tích thị trường ERP Việt Nam: Thách thức và cơ hội


Kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp làm ERP xác lập vị thế tại mỗi quốc gia. Đó là nhận định của ông Liher Urbizu Giám đốc hãng công nghệ SAP tại khu vực Đông Dương khi nói về tiềm năng và cơ hội kinh doanh ERP (phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp) của các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.


Ông Liher Urbizu Giám đốc hãng công nghệ SAP tại khu vực Đông Dương.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Kinh nghiệm triển khai ERP – Kỳ 3: phân hệ quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất đòi hỏi chương trình phải xác định được việc lập kế hoạch sản xuất, tính toán thời gian sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, tính giá thành kế hoạch … Để làm được điều này, các phân hệ sản xuất trong ERP cần cho phép người sử dụng khai báo định mức nguyên vật liệu (Bill of Material – BOM) và quy trình sản xuất (Routing). Không chỉ có khai báo về bảng định mức nguyên vật liệu, phân hệ quản lý sản xuất đồng thời phải khai báo được lịch sản xuất, năng lực sản xuất bao gồm các nguồn lực như nhân công, máy móc, công cụ sản xuất, thời gian, chi phí … 

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Kinh nghiệm triển khai ERP – Kỳ 2: phân hệ quản lý mua hàng.

Các DN thường mong muốn phân hệ quản lý mua sắm (purchasing management) sẽ giúp giảm bớt những sai sót trong việc đặt hàng, đồng thời thực hiện được đúng mục tiêu của quản lý mua sắm là “Mua đúng mặt hàng với đúng số lượng cần, đáp ứng đúng thời gian với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo”.

Khái niệm “mua sắm” bao hàm tất cả các khoản phải mua/thuê của DN, từ việc mua các nguyên vật liệu đầu vào, mua tài sản, công cụ, dụng cụ… cũng như việc thuê/mua, vận chuyển, kho bãi, dịch vụ … đều nằm ở mảng mua sắm.
  


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Kinh nghiệm triển khai ERP – Kỳ 1: Phân hệ quản lý kho.

Quản lý kho hàng trong ERP bao gồm việc quản lý từ lúc xây dựng nên bộ mã của vật tư, hàng hóa cho đến việc quản lý những giao dịch phát sinh của vật tư, hàng hóa đó và hệ thống kho bãi cũng như các chính sách tồn trữ của nó. Phân hệ quản lý kho hàng là một trong những phân hệ xương sống, cốt lõi của hệ thống ERP.

Các DN thường mong muốn phân hệ quản lý kho hàng (Inventory management) sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn giá trị hàng tồn kho của mình cũng như tăng vòng quay hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

ERP thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Thông thường, mỗi khi dự án ERP ứng dụng không thành công, người ta vẫn đổ lỗi cho các vấn đề kỹ thuật nhiều hơn. Nhưng cũng có thể do doanh nghiệp (DN) chưa cung cấp đủ nguồn lực để đào tạo và quản lý các vấn đề về thay đổi văn hóa DN. 


Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP triển khai ERP từ SAP



Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) vừa chính thức triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tiên tiến nhất của SAP.


Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Viglacera họp báo triển khai Hệ thống Quản trị Nguồn lực ERP.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo ERP TCT Viglacera – CTCP đã tổ chức họp để đưa ra phương án triển khai ERP giai đoạn 2015 – 2016 căn cứ trên “Báo cáo khảo sát hiện trạng và đánh giá khả năng sẵn sàng triển khai ERP” tại 6 đơn vị theo nội dung chỉ đạo trong kết luận buổi họp lần thứ nhất.


Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Phân biệt ERP và kế toán

Một trong những khó khăn lớn nhất khi ứng dụng ERP ở VN là sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán kế toán (KT) trong hệ thống ERP và các phương pháp tổ chức hạch toán KT truyền thống của các doanh nghiệp (DN). Đây là vấn đề chung đối với hầu hết các DN VN khi sử dụng các giải pháp ERP, nhất là giải pháp ERP của nước ngoài.


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kiểm tra công tác bảo dưỡng định kỳ tại Nhà máy Đạm Cà Mau


Chiều ngày 20/8, Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc PVN dẫn đầu đã đến làm việc với lãnh đạo cùng tập thể kỹ sư, cán bộ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) về công tác bảo dưỡng định kỳ hàng năm tại Nhà máy Đạm Cà Mau.




Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nghe báo cáo về công tác bảo dưỡng tại Nhà máy Đạm Cà Mau


Giới thiệu chức năng Quản lý khấu hao tài sản cố định (Fixed Assets)

Chức năng quản lý khấu hao tài sản cố định (Fixed Assets) giúp người dùng trong hệ thống SAP Business One xử lý các giao dịch liên quan đến tài sản cố định:

[​IMG]