LINK ANH

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

CHI PHÍ BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP ERP


Để đảm bảo vận hành trơn tru và khai thác hiệu quả hệ thống ERP, doanh nghiệp (DN) không nên thiếu chi phí cho bảo trì và nâng cấp hệ thống.



Sau khi hết thời gian triển khai và bảo hành sản phẩm, DN cần cân nhắc đến phần hỗ trợ này. DN thường hay nhầm lẫn trách nhiệm "hỗ trợ" của nhà cung cấp giải pháp bao gồm cả việc đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và an toàn. Trong khi thực tế, bảo trì và nâng cấp hệ thống là hai khoản mục cần tách bạch rõ. Chi phí bảo trì dành cho việc duy tu, bảo trì hệ thống, sửa lỗi phát sinh của phần mềm. Còn nâng cấp sẽ gắn với các yêu cầu phát sinh của DN, hoặc nhu cầu nâng cấp phiên bản mới.

Chi phí bảo trì (maintaince fee)

Chi phí bảo trì bao gồm tất cả các khoản chi phí gắn với công việc sửa lỗi phát sinh cho Phần mềm ERP. Đối với DN mua Phần mềm ERP của nước ngoài, nhưng do một đơn vị thứ ba triển khai, phần chi phí bảo trì cũng tách làm hai: phần bảo trì cho sản phẩm (thường gắn vào giá bản quyền Phần mềm và quy định trước, ví dụ: Với Oracle, 15% phí là của bản quyền Phần mềm, bao gồm cả cơ sở dữ liệu) và phần bảo trì dịch vụ triển khai (bao gồm phần sản phẩm đã được thiết lập theo các quy trình dành cho DN). Tất nhiên, lỗi phát sinh thuộc "nhà” nào (nhà cung cấp sản phẩm hay nhà triển khai) thì bên đó sẽ khắc phục.
Tùy chính sách của nhà cung cấp mà việc sửa lỗi có tính phí hay không. Một số Phần mềm lớn của nước ngoài thường tính phí sửa lỗi, trừ một số lỗi nghiêm trọng mà hãng đưa ra chính sách cập nhật bản sửa lỗi miễn phí.

Chi phí nâng cấp (Upgrade fee)

Tương tự như bảo trì, việc nâng cấp tách làm hai phần:Phần nâng cấp Phần mềm (thêm chức năng, tiện ích, nâng phiên bản...) và phần phát sinh trong triển khai (thay đổi về chức năng, quy trình sử dụng, thêm tiêu chí lọc, báo cáo mới...). Phần nâng cấp bao gồm cả triển khai thêm cho các phòng ban, đơn vị mới hoặc thêm quy trình tác nghiệp mới. Vấn đề này thường phát sinh khi hãng Phần mềm ERP và đơn vị triển khai là 2 đơn vị độc lập. Như vậy, khi DN đưa yêu cầu mới thì cần phân biệt nó thuộc đối tượng nào xử lý. Ví dụ, DN thấy Phần mềm ERP của mình thiếu 3 báo cáo. Nếu các báo cáo đó thuộc nhóm báo cáo chuẩn của Phần mềm ERP mà phiên bản sau đã có, còn thời điểm DN triển khai thì chưa có, DN sẽ yêu cầu hãng Phần mềm cung cấp thêm. Trong trường hợp các báo cáo là yêu cầu thêm của DN vì mục đích quản lý (dạng báo cáo customize), DN sẽ yêu cầu hãng triển khai bổ sung 3 báo cáo mới cho riêng mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các hãng triển khai đều "bao thầu" luôn phần nâng cấp của hãng. Tùy vào phạm vi hợp đồng nâng cấp mà DN sẽ đưa ra yêu cầu phát sinh (ví dụ: sửa màn hình, thêm các báo cáo... thậm chí sửa quy trình tác nghiệp).

Một số lưu ý

Điều đầu tiên DN cần lưu ý là phần sửa lỗi không bao gồm lỗi phát sinh do người nhập liệu gây ra. Ngoài ra, các Phần mềm ERP đều có chức năng "không duyệt" của những cấp có thẩm quyền với việc làm sai hoặc chức năng thực hiện bút toán đảo đối với các bút toán đã được phê duyệt nếu làm sai. Người dùng nên sử dụng các chức năng này thay cho việc thông báo lỗi và đưa ra yêu cầu sửa lỗi nói trên.
Việc xác định nguyên nhân lỗi sẽ do đơn vị bảo hành thực hiện. Nếu lỗi do Phần mềm hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, virus..., thông thường, đơn vị bảo hành sẽ không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, DN nên ràng buộc đơn vị bảo hành bằng cách yêu cầu họ phối hợp với bên thứ ba để giải quyết các lỗi nói trên.
Có hai hình thức hỗ trợ: Tại chỗ và từ xa. Phần lớn đơn vị hỗ trợ đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ xa qua website, điện thoại/fax... Trên thế giới, hình thức hỗ trợ từ xa khá phổ biến. Trong trường hợp không thể khắc phục lỗi được qua hình thức hỗ trợ từ xa, đơn vị hỗ trợ bắt buộc sẽ phải hỗ trợ tại chỗ. Khi đó, DN nên đàm phán mức giá cho các khoản phát sinh đi kèm như chi phí ăn, ở, đi lại...


                                                                                                Nguồn: erpsolution


Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tại: http://vietsoft.com.vn


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ


 Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam

Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn thảo bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm bảo tính thực hành cao. IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.



Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS) không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
Hầu hết những người đã được học và/hoặc làm theo các hệ thống kế toán quốc tế hay mang tính thông lệ quốc tế đều cho rằng, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà không nên mang tính bắt buộc. Thông lệ kế toán quốc tế cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản, tuy nhiên không nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có để mất đi tính rõ ràng của kế toán. Mặc dù không có văn bản pháp quy nào quy định cấm ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản kế toán, nhưng theo một thói quen từ xưa, rất nhiều DN Việt Nam vẫn tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, nhiều DN nước ngoài tại Việt Nam lại không áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ quan tâm chủ yếu đến thông tin của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư chứ chưa quan tâm đến thông tin quản trị nội bộ. Theo thông lệ quốc tế, tên gọi tài khoản chính là tên gọi ngắn gọn của số dư tài khoản hay chỉ tiêu cần quản lý. Không ghép chung nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một tài khoản. Các chỉ tiêu khác nhau phải được ghi chép và báo cáo theo các tài khoản riêng biệt.

So sánh bảng cân đối kế toán

IAS khác VAS trong hầu hết khoản mục của bảng cân đối kế toán như kế toán tiền, DN ghi độc lập với ngân hàng. Các khoản phải thu thương mại tách biệt với các khoản phải thu từ bán tài sản cố định (TSCĐ). Giá thành phẩm được tính theo phương pháp giá thành thông thường hơn là thực tế và nó không chấp nhận phương pháp LIFO. Các tài sản sinh vật và sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh vật được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí điểm bán hàng ước tính. Các khoản chứng khoán thương mại ngắn hạn được ghi nhận theo giá trị hợp lý (giá thị trường) cuối mỗi kỳ, chênh lệch được ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện trên báo cáo kết quả. Các khoản chứng khoán sẵn sàng để bán cũng được điều chỉnh theo giá trị hợp lý cuối kỳ, nhưng nó được ghi tăng giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không ghi vào báo cáo lãi lỗ. Việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu không ghi tăng thu nhập mà chỉ thuần túy ghi bút toán ghi nhớ làm tăng số lượng cổ phiếu lên, đồng thời giảm đơn giá vốn nhưng tổng giá vốn không đổi.
Các khoản đầu tư bằng trái phiếu được ghi nhận theo giá vốn đã trừ (cộng) khấu hao chiết khấu (phụ trội). Đầu tư vào công ty liên doanh được hợp nhất theo phương pháp hợp nhất tương ứng, giải pháp thay thế là theo phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS chỉ đưa ra phương pháp vốn chủ sở hữu. Phương pháp hợp nhất tương ứng khác với hợp nhất thông thường ở chỗ chỉ phần tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí thuộc sở hữu tập đoàn là được đưa vào trong tài khoản báo cáo. Nó không có lợi ích thiểu số (minority interests). Việc hợp nhất các báo cáo tài chính bắt buộc thực hiện cho cả báo cáo năm và báo cáo giữa niên độ.
TSCĐ có thể lựa chọn mô hình giá phí hoặc áp dụng mô hình giá trị hợp lý nếu nó có thể đo lường một cách đáng tin cậy. Chênh lệch giá trị hợp lý giữa các kỳ được ghi vào vốn chủ sở hữu. Riêng đối với bất động sản đầu tư, chênh lệch này được phép ghi vào lãi lỗ trên báo cáo kết quả. Tuy nhiên, khi dùng mô hình giá trị hợp lý, trong phần thuyết minh, DN vẫn phải thuyết minh giá gốc của nó để nhà đầu tư có thể tự đánh giá và so sánh. TSCĐ được cho tặng ghi vào thu nhập phần phù hợp với chi phí để nhận được tiền cho tặng đó (phần khấu hao của kỳ đó chẳng hạn). Khi tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình và tài chính bị giảm giá trị, IAS yêu cầu ghi nhận ngay vào chi phí. Theo IAS, đất đai thuộc tài sản hữu hình. Các khoản phải trả thương mại được tách biệt với các khoản phải trả do mua sắm TSCĐ hay mua tài sản tài chính. Khoản phải trả bao gồm cả các khoản thưởng và chi phí phúc lợi cho nhân viên. Vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ khen thưởng, phúc lợi (Theo VAS trước ngày 31.12.2009 quỹ khen thưởng phúc lợi nằm trong mục lớn Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên theo thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31.12.2009 quy định vấn đề này giống như IAS). Các khoản đánh giá lại tài sản được ghi tăng giảm vốn chủ sở hữu.

So sánh báo cáo kết quả kinh doanh

Để việc so sánh và quản trị được tốt hơn, theo IFRSs, lãi hoạt động kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường của DN, nó không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính. Chi phí tài chính theo thông lệ quốc tế chỉ đơn giản là chi phí lãi vay và các chi phí trực tiếp liên quan đến vay tiền bao gồm cả việc lãi lỗ do thay đổi tỷ giá ngoại tệ phát sinh từ việc vay tiền như một khoản chi phí lãi vay. Các chi phí khác và thu nhập khác theo IAS bao gồm như bất động sản đầu tư theo mô hình giá trị hợp lý, các khoản chênh lệch giá trị hợp lý cuối kỳ so với đầu kỳ được ghi nhận là lãi lỗ trong báo cáo tài chính kỳ đó. Theo VAS, chỉ áp dụng phương pháp giá gốc trừ đi khấu hao lũy kế. Do vậy, không có khoản lãi, lỗ này phát sinh. Trường hợp tài sản cố định được chính phủ cho tặng, theo IAS, DN chỉ được ghi nhận như một khoản thu nhập trong các kỳ liên quan để phù hợp với các chi phí liên quan (khấu hao) mà chúng được nhận để bù đắp. Theo VAS, nó được ghi nhận toàn bộ thu nhập vào kỳ nhận được tài sản.
Theo IAS, lãi dùng để tính EPS cơ bản là lãi thuần thuộc các cổ đông. Nó không bao gồm các khoản lãi, nhưng được dùng để chia cho nhân viên hay đối tượng khác như quỹ khen thưởng, phúc lợi. VAS không trừ các quỹ này nên rất nhiều tình huống EPS tính theo VAS cao hơn theo IAS khá nhiều thông thường từ 5 – 15%, cá biệt có thể lên đến 30%. Theo IAS, EPS pha loãng và EPS cơ bản phải được trình bày trên bề mặt và nổi bật như nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay VAS chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết, nên các DN vẫn không báo cáo EPS pha loãng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu, khác với IAS, VAS chưa quy định việc điều chỉnh hồi tố EPS. Trong trường hợp đó, việc phân tích xu hướng EPS qua các năm theo số liệu EPS gốc (không điều chỉnh) sẽ bị sai lệnh rất nghiêm trọng.
Theo IAS 27, các báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập cho các báo cáo tài chính năm và các báo cáo tài chính tạm thời giữa niên độ. Tuy nhiên, theo VAS, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc đối với báo cáo năm, các báo cáo giữa niên độ chỉ mang tính khuyến khích. Điều này có nghĩa là báo cáo tài chính giữa niên độ có thể không đầy đủ và thiếu chính xác. Đây là một lỗ hổng lớn mà các nhà tạo lập chế độ kế toán phải nhanh chóng chỉnh sửa, tránh những hậu quả lớn cho các nhà đầu tư mà hiện nay họ đang phải gánh chịu. Báo cáo hợp nhất với các công ty liên doanh, theo IAS, các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp hợp nhất tương ứng tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS chỉ quy định phương pháp vốn chủ sở hữu.

So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VAS và thông tư hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền mặt và sổ cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài khoản đối ứng. Theo thông lệ quốc tế, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) chỉ căn cứ thuần túy các số liệu trên bảng cân đối kế toán số đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo kết quả (và có thể có thêm một vài thông tin từ sổ cái) sau đó làm các động tác điều chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo cáo LCTT.
VAS hướng dẫn cách lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lãi trước thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh trong đó có chênh lệch các khoản phải trả. Mặc dù trong quy định về báo cáo đã yêu cầu các khoản phải trả này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính. Tuy nhiên, do Tài khoản 331 Phải trả cho người bán bao gồm các khoản phải trả thương mại do mua hàng hóa, nguyên liệu cho sản xuất và phải trả cho việc mua sắm tài sản cố định hay mua khác. Khi lập báo cáo LCTT, kế toán viên chỉ lấy số dư cuối kỳ trừ số dư đầu kỳ của Tài khoản 331 này. Do vậy nó làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn lộn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
                                                                                                     Nguồn: internet   

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại: http: http://vietsoft.com.vn

SAP - CRM GIÚP TĂNG DOANH SỐ

Khi lựa chọn một phần mềm ứng dụng, hiển nhiên khách hàng sẽ quan tâm xem nó có cải thiện được công tác quản lý và giúp họ tăng trưởng doanh số hay không. CRM (Custom Relationship Management) – phần mềm quản trị quan hệ khách hàng có thể đáp ứng những yêu cầu đó.



CRM được hiểu đơn giản là một phần mềm (PM) ứng dụng trong công tác quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Hạt nhân của PM là cơ sở dữ liệu (CSDL) thu thập từ các bộ phận trong công ty. Do vậy, cũng như tất cả các PM ứng dụng khác, để CRM trở thành một công cụ đắc dụng, phải chấp nhận thực tế “PM không phải là một dự án kỹ thuật thuần túy”. Nếu dùng PM CRM, bạn cần dành cho nó mỗi ngày khoảng 20 phút nhập liệu/người (tùy theo số nhân viên kinh doanh tham gia). Nếu thực hiện tốt, CRM sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực trong công cuộc chinh phục khách hàng của bạn với những lợi ích sau:

Kiểm soát và quy hoạch thị trường

Các DN thường nhắc đến chính sách marketing “4P” khi xác lập thị trường mục tiêu: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh luồng tiêu thụ), Promotion (Xúc tiến thị trường). Ngược lại, thị trường sẽ có nhận thức – thái độ – hành vi nhất định với sản phẩm, dịch vụ của DN.
Tuy nhiên, không hẳn khi nào và với bất cứ sản phẩm nào các công ty cũng có thể tổ chức điều tra, đánh giá phản ứng của thị trường, nhất là các công ty nhỏ. Nếu ta quản lý tốt các thông tin liên quan đến các quan hệ giao dịch (như: mục đích, phương tiện, tình trạng, nội dung, tần suất…) chúng ta có thể đo lường được hiệu quả của các giao dịch, từ đó có thể đưa ra thông điệp phù hợp với thị trường. Với khả năng tổng hợp thông tin và cung cấp các công cụ phân tích hành vi, PM CRM có thể giúp các công ty thu nhận phản hồi từ thị trường –> thay đổi trong tổ chức cho phù hợp –> đưa ra chính sách mới.
Chiếm lĩnh thị trường là cả một nghệ thuật, vì với mỗi loại sản phẩm, thị trường lại có hành vi ứng xử khác nhau. CRM sẽ hỗ trợ công ty xây dựng các CSDL thông tin phân tích thị trường rõ ràng, phân biệt các nhóm khách hàng trong thị trường mênh mông; từ đó đưa ra các chiến lược khách hàng đúng đắn.

Lập kế hoạch marketing

Các tổ chức DN nhỏ thường không có thói quen lập kế hoạch trước khi bắt đầu công việc. Đây là lý do tại sao có sự khác biệt về năng suất lao động trong các tổ chức và giữa những con người. Việc phải đề cập tới các yếu tố cụ thể của kế hoạch như: người thực hiện, sản phẩm, kênh luồng, giá cả, xúc tiến, doanh số mục tiêu, thời gian… sẽ giúp chúng ta tạo một hành lang, vạch một con đường để chiếm lĩnh thị trường. CRM có thể giúp công ty xác định các phân khúc thị trường, chọn mẫu đối tượng, lập các kế hoạch gần và xa…

Tăng năng suất lao động

Trong CRM, hoạt động của người kinh doanh được kiểm soát theo hai loại hình: theo kế hoạch chuẩn và theo lịch hẹn (kế hoạch phát sinh ). Hàng ngày, người kinh doanh mở màn hình “Công việc hàng ngày” và tại đây hiển thị các khách hàng cụ thể, các nhiệm vụ cụ thể. Điều này tưởng như tầm thường, nhưng lại là cách thức làm việc của các nhà tỷ phú, đơn giản và hiệu quả.
Khối lượng, chất lượng công việc trong quá trình được lưu vết trong “Hồ sơ giao dịch” hay “Phân tích giao dịch” sẽ chỉ ra cho người kinh doanh kết quả công việc đã làm được. Điều này rất quan trọng. Bản chất tăng năng suất lao động là phải đo lường được khối lượng, chất lượng công việc; phải có hệ thống giám sát và thúc đẩy thường xuyên. CRM đồng hành cùng DN trong việc thay đổi cách thức làm việc.

Phân loại khách hàng

Đánh giá, phân loại là một yêu cầu không thể thiếu khi kết thúc một chu trình làm việc. Do có thể phân loại khách hàng, chọn các mẫu đối tượng, phân khúc thị trường…, CRM giúp các công ty gửi thông điệp tới đúng địa chỉ và hoàn thiện kế hoạch tiếp thị.

Dự báo đặt hàng

Có nhiều số liệu để hình thành dự báo, như số liệu thống kê kế toán, số liệu của sản phẩm tương tự, số liệu cùng kỳ, số liệu phân tích theo lý thuyết dự báo… Nhưng CRM cho chúng ta số liệu trực tiếp từ sự “cam kết chưa thành văn” của từng khách hàng trong các lần giao dịch về sản phẩm, số lượng, giá, thời gian dự định mua. Cơ sở các mối quan hệ khách hàng trở thành cơ sở các đơn đặt hàng hay nói cách khác, với CRM chúng ta có thể chủ động dự báo được nguồn lực khách hàng.

Gửi thông điệp hàng loạt tới khách hàng

Một trong những giá trị của thời đại Internet là người ta có thể gửi thông điệp ngay lập tức tới hàng triệu khách hàng mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý hay những cản trở khác. Việc này không chỉ tốt cho tuyên truyền mà còn mang lại hiệu quả kinh tế nhờ cắt giảm được các chi phí tiếp thị trực tiếp. Ngoài khả năng tiếp thị hàng loạt, đúng đối tượng, các công cụ trong CRM còn hỗ trợ nhân viên kinh doanh giữ gìn tốt các mối quan hệ với khách hàng như: thông báo ngày kỷ niệm chung, ngày sinh nhật của khách hàng…

Duy trì tính liên tục trong kinh doanh

Mỗi tổ chức, DN bao giờ cũng có sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi về vị trí công việc và DN nào cũng cố gắng để sự thay đổi đó ít gây ảnh hưởng xấu nhất tới hoạt động của mình. Thực ra, những ảnh hưởng xấu không phải là do khó tìm người có trình độ tương đương mà do thông tin và đặc biệt là quan hệ khách hàng thường thay đổi cùng với nhân sự. Rất nhiều tổ chức được tách ra hoặc được hợp nhất lại trên nền tảng thông tin về quan hệ khách hàng. PM quản lý quan hệ khách hàng giúp chúng ta duy trì dòng chảy liên tục về quan hệ khách hàng – chính là “dòng doanh số” của DN.
                                                                                   Nguồn: internet


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại: http://vietsoft.com.vn



10 LÝ DO ĐỂ TRIỂN KHAI ERP TRONG THỜI ĐIỂM KINH TẾ SUY THOÁI

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang nhận ra điều kiện của nền kinh tế hiện tại là cơ hội lý tưởng để thay thế và nâng cấp các hệ thống hiện có của họ bằng các giải pháp ERP.




Dưới đây là 10 lý do đáng để cho doanh nghiệp cân nhắc về việc triển khai các dự án ERP mới trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay:

1. Giảm chi phí tổng sở hữu. Các nhà cung cấp ERP trên thị trường đang tìm mọi cách đối phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, trong đó có những chính sách ưu đãi giá dành cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có cơ hội tốt để sở hữu các giải pháp tiên tiến với mức chi phí thấp hơn so với thời gian trước đó.

2. Tăng doanh thuVấn đề chung mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt trong thời điểm hiện nay là tình trạng sụt giảm doanh thu bán hàng. Một hệ thống ERP với các chức năng như CRM hay quản lý kênh bán hàng có thể là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh để đối phó tốt hơn với các ảnh hưởng của nền kinh tế hiện tại.

3. Tăng năng suất

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải tạm thời ngừng sản xuất, đồng nghĩa với việc một lượng lớn nhân sự dư thừa và tất nhiên, dừng hoàn toàn việc tuyển thêm nhân sự mới. ERP cho phép doanh nghiệp có thể vận hành sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong khi sử dụng nhân lực ít hơn, từ đó tiết kiệm chi phí tiền lương nhân công trong thời điểm hiện tại và cả khi nền kinh tế phục hồi.

4. Cải thiện hiệu quả các quy trình sản xuất kinh doanh. 

ERP cho phép các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình sản xuất kinh doanh thủ công trước kia và loại trừ hoàn toàn các hoạt động dư thừa, không đem lại giá trị. Ngoài ra, ERP giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng trong khi giảm được chi phí tồn kho và vận chuyển.

5. Cơ hội lựa chọn các loại hình ERP đa dạng. 

Như trước đây, các doanh nghiệp muốn triển khai ERP thường chỉ có một lựa chọn duy nhất – các hệ thống ERP được thiết kế theo yêu cầu với chi phí khá tốn kém. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các giải pháp ERP đã được cải tiến, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn.

6. Nền tảng cho tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi. 

Các doanh nghiệp triển khai ERP thời điểm hiện tại với mục đích tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và cơ hội bứt phá khi nền kinh tế phục hồi trong thời gian tới.

7. Tận dụng các nguồn lực dư thừa. 

Kinh tế tăng trưởng chậm, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai ERP một cách hiệu quả.

8. Chuẩn bị cho sát nhập. 

Trong thời điểm suy thoái kinh tế, xu hướng mua lại, sát nhập diễn ra thường xuyên hơn, các doanh nghiệp ứng dụng ERP có thể chuẩn hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó có nền tảng và sự chuẩn bị tốt cho việc sát nhập với doanh nghiệp khác (nếu xảy ra)

9. Tập trung vào việc hiện thực hóa các lợi ích thu được.

Một thực tế đáng suy ngẫm là khi nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp thường không mấy khi để ý tới việc xác định các thước đo cụ thể đánh giá hiệu quả thu được khi ứng dụng ERP. Tuy nhiên, triển khai ERP vào thời điểm suy thoái đòi hỏi doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào vấn đề này.

10. Tăng tỷ lệ hợp lý hóa các khoản đầu tư ERP

Khi nguồn ngân sách cho CNTT bị thu hẹp, các CIO càng phải quan tâm hơn tới mức độ hợp lý của các khoản đầu tư vào dự án ERP. Thay vì chi phí quá nhiều vào tính năng không cần thiết, các CIO cần xác định rõ những yêu cầu doanh nghiệp thấy thực sự cần. Thời điểm này cũng đòi hỏi các đội dự án triển khai ERP phải quản lý rủi ro hiệu quả hơn để tránh tình trạng vượt ngân sách hoặc triển khai thất bại.
                                                                                                      Nguồn: internet

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại: http://vietsoft.com.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Chuẩn bị ngân sách trước khi quyết định mua phần mềm SAP, SAP Business One (SAP B1) - Vietsoft (Partner của SAP)

Trong quá trình chuẩn bị ngân sách để mua và triển khai hệ thống SAP Business One, có 4 vấn đề chính bạn cần xem xét cẩn thận: bản quyền phần mềm, triển khai, phần cứng và bảo trì.

1) Bản quyền phần mềm: Bản quyền phần mềm SAP Business One được tính dựa trên phương thức named-user, tức là  một người sử dụng được tính là một bản quyền. Tổng chi phí phần mềm phụ thuộc các yếu tố: số lượng người dùng và loại bản quyền. SAP Business One có 4 loại bản quyền: professional, limited CRM, limited logistics, limited financial. 

2) Chi phí triển khai :  Chi phí triển khai SAP Business One phụ thuộc vào  quy mô  cũng như yêu cầu của doanh nghiệp, ví dụ như chức năng cần có, phạm vi di chuyển dữ liệu, mức độ tùy biến, mức độ tích hợp với các hệ thống khác và đào tạo  người sử dụng…

3) Chi phí phần cứng : Phụ thuộc vào các chi tiết của phần cứng bạn đang sử dụng, bạn có thể  lên ngân sách cho việc nâng cấp phần cứng để sử dụng SAP Business One một cách hiệu quả.

4) Chi phí bảo trì : Bạn cũng nên lưu ý đến việc bảo trì khi lên ngân sách cho SAP Business One. Bảo trì bao gồm nâng cấp phần mềm : ví dụ như phiên bản mới, công nghệ cập nhật, các gói hỗ trợ , các bản chỉnh sửa cũng như bảo trì và các dịch vụ hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề hoặc  theo dõi hệ thống.


Hãy liên hệ với Vietsoft  nếu bạn có bất kì thắc mắc nào trong việc chuẩn bị ngân sách cho triển khai SAP Business One

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

SAP BUSINESS ONE (SAP B1) - VIETSOFT (PARTNER CỦA SAP) - NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT



SAP Business One là một ứng dụng quản trị doanh nghiệp tích hợp, đơn nhất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 



SAP Business One giúp doanh nghiệp:

1) Cải thiện hiệu quả để có lợi nhuận ròng tốt hơn – Trung tâm hóa và tích hợp toàn bộ doanh nghiệp – từ bộ phận mua hàng, tồn kho, bán hàng và tài chính – vào một hệ thống.

2) Tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp – Hợp lý hóa hoạt động từ đầu đến cuối.

3) Đưa ra các quyết định nhanh chóng và khôn ngoan hơn – Đưa thông tin kinh doanh của doanh nghiệp vào một nguồn dữ liệu duy nhất, để đội ngũ nhân viên có thể lập tức có được các thông tin tổng hợp,cập nhật và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

4) Rút ngắn thời gian hiện thực hóa giá trị – Triển khai và ứng dụng nhanh trong vòng từ 8 đến mười 12 tuần với phương pháp luận AIP của SAP – đã được kiểm chứng thành công với rất nhiều dự án. Phương thức sử dụng trực quan giảm thiểu quá trình đào tạo người dùng và giảm chi phí hỗ trợ CNTT lâu dài.

5) Hỗ trợ nhu cầu luôn thay đổi của doanh nghiệp – Với các công cụ tùy chỉnh dễ sử dụng và trên 550 giải pháp bổ sung được cung cấp bởi các đối tác giải pháp phần mềm của SAP. SAP Business One có thể được linh hoạt điều chỉnh và mở rộng để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

6) Kết nối giữa trụ sở chính, các chi nhánh và công ty thành viên & đối tác kinh doanh trong cùng một hệ thống – Phục vụ khách hàng tốt hơn và đạt được hiệu quả hoạt động với những giải pháp có quy mô phù hợp, giá cả phải chăng, giúp quản lý luồng thông tin và nhịp nhàng hóa những quy trình kinh doanh.

7) Tích hợp với các thiết bị thông minh như Mobile, Ipad, Iphone...- Thông tin được cập nhật mọi lúc, mọi nơi; giúp việc ra quyết định của Lãnh đạo được nhanh chóng, kịp thời.


Để được tư vấn và demo online miễn phí xin vui lòng click tại: http://vietsoft.com.vn