LINK ANH

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ERP cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào?

ERP thường được xem như phần mềm hỗ trợ vô hình. Ví dụ như quy trình đặt hàng, ERP nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó cung cấp bản đồ chỉ dẫn đường đi của phần mềm để tự động hoá các bước đi khác nhau cho đến khi kết thúc quy trình. Khi bạn giao dịch nhập đơn hàng vào hệ thống ERP, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để hoàn thành đơn hàng (sự xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng, nguồn gốc đơn hàng từ phân hệ Tài chính, lượng hàng tồn kho của công ty từ phân hệ Kho và lịch trình giao hàng từ phân hệ cung ứng…).
Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác nhau đều có thể xem chung thông tin và cập nhật chúng. Khi một bộ phận nào đó thực hiện xong đơn hàng thì thông tin đó sẽ tự động nối kết qua ERP rồi truyền tải đến bộ phận khác. Nếu bạn muốn kiểm tra xem thực hiện đơn hàng đến đâu rồi, bạn chỉ cần kết nối vào hệ thống ERP và theo dõi chúng. Với ERP, quá trình đơn hàng di chuyển như tia sét xuyên suốt hệ thống, khách hàng nhận hàng nhanh hơn và ít xảy ra sai sót hơn trước kia.
Với những tính năng đó, ít nhất thì đó cũng là “giấc mơ” của ERP, nhưng thực tế thì khắc nghiệt hơn nhiều.
Chúng ta hãy quay lại vấn đề trên một chút. Quá trình hiện tại đó có thể không hiệu quả cao nhưng lại khá đơn giản. Tài chính làm công việc của Tài chính, Kho thì làm nhiệm vụ của mình và nếu có gì sai sót xảy không nằm trong phạm vi của các bộ phận đó thì lại là lỗi của người khác. Với ERP, các nhân viên giao dịch sẽ thôi không còn là nhân viên đánh máy, chỉ biết nhập tên khách hàng vào máy tính. Màn hình ERP sẽ khiến họ vận hành công việc như những nhà doanh nghiệp. ERP sẽ hiển thị những thông tin về hạn mức tín dụng của khách hàng từ bộ phận Tài chính và mức tồn kho hàng hóa từ Kho. Liệu khách hàng có thanh toán đúng hẹn không? Chúng ta có thể xuất hàng đúng kỳ hạn không? Đó là những vấn đề mà bộ phận giao dịch chưa bao giờ phải quyết định trước kia và các câu trả lời có ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng và các phòng ban trong công ty. Nhưng nó không chỉ dành cho bộ phận giao dịch. Nhân viên Kho, những người nắm mức tồn kho trong đầu họ hay bằng những mẫu giấy rời giờ đây phải nhập toàn bộ thông tin lên mạng hết. Nếu họ không làm vậy thì bộ phận giao dịch khách hàng khi nhìn trên màn hình máy tính thấy số lượng hàng hoá không đủ, họ thông báo với khách hàng : “xin lỗi, chúng tôi không đủ hàng phục vụ quý khách”. Trách nhiệm, giải trình, trách nhiệm của mỗi cá nhân và trách nhiệm giao tiếp đã chưa bao giờ được thử nghiệm như thế này trước đây.

Mọi người thì không thích thay đổi, và ERP lại yêu cầu họ thay đổi cách làm việc của mình. Phần mềm ít quan trọng hơn việc công ty thay đổi cách thức làm việc. Nếu bạn sử dụng phần mềm ERP để cải tiến phương thức nhận đơn hàng, sản xuất hàng hoá, xuất hàng và thanh toán, bạn sẽ thấy giá trị thật sự của phần mềm. Nếu bạn đơn giản cài đặt phần mềm mà không thay đổi cách thức làm việc của nhân viên bạn, bạn có thể sẽ không thấy được chút giá trị nào của nó. Và thậm chí, phần mềm mới còn làm chậm công việc lại vì họ đã quen với phần mềm củ và không có ai làm việc trên phần mềm mới.



Hãy liên hệ với chứng tôi để được tư vấn và demo online miễn phí:

Vietsoft Co., Ltd
91 Nguyễn Trọng Lội, P4, Q. Tân Bình, Tp.HCM
ĐT: (08) 38 110 770 - 39 480 293



Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong triển khai ERP tại Viêt Nam

Dựa trên nghiên cứu của 4 chuyên gia của Đại học Hồng Kông và Đại học Warwick (Anh), nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại trong triển khai giải pháp ERP là sự yếu kém của các chuyên gia tư vấn, hiệu quả quản lý dự án và quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh (BPR) kém chất lượng.



1. Tư vấn kém hiệu quả 

Tư vấn viên không có kinh nghiệm với các hệ thống ERP không thể tư vấn về lập kế hoạch dự án ERP hoặc đơn giản do rào cản ngôn ngữ nên họ giao tiếp không hiệu quả trong giai đoạn triển khai dự án. Do thiếu kiến thức về quy trình kinh doanh nên những gì tư vấn viên thường làm là sao chép cấu hình ERP trực tiếp từ công ty cung cấp và chỉ đề nghị cách giải quyết mà không áp dụng các kỹ năng chuyên môn để thực hiện tái cấu trúc quy trình kinh doanh, thu hẹp khoảng cách giữa các hệ thống ERP và quy trình vận hành của doanh nghiệp. Nhóm dự án của doanh nghiệp không được hướng dẫn đúng đắn và không thể đưa ra một kế hoạch kiểm tra chi tiết. Thậm chí, tư vấn viên không chỉ cung cấp chất lượng đào tạo kém (rất ngắn gọn chỉ như một bài thuyết trình khi bán hàng) mà còn đưa ra các báo cáo đánh giá kém do không đủ kiến thức chuyên môn về ngành nghề có liên quan.

2. Mô hình tái cấu trúc quy trình kinh doanh kém hiệu quả

Một khi mô hình tái cấu trúc quy trình kinh doanh không phát huy được tác dụng, hậu quả dẫn đến việc hiệu chỉnh sai hệ thống điều hành và quản lý sản xuất. Các quy trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp thường không được điều chỉnh thành công để phù hợp với các hệ thống của ERP và các nhóm nhân viên dự án của doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm khi đưa vào sử dụng các quy trình vận hành mới. Hơn thế, trong quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh, tư vấn viên không hệ thống hóa các chức năng của phần mềm với nhu cầu của doanh nghiệp, và hậu quả là hệ thống ERP không khớp với quy trình vận hành. Ngoài ra, cả người dùng và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp đều không sẵn sàng cho việc triển khai ERP, vì thế hệ thống ERP không thể hỗ trợ cho cho doanh nghiệp. 

3. Quản lý dự án thiếu hiệu quả

Hầu hết các thành viên dự án của doanh nghiệp không hiểu hết về ERP, thiếu kinh nghiệm về cả chuyên môn kĩ thuật và cả kĩ năng điều hành dự án (bao gồm cả quản lý cấp cao, quản lý dự án, và nhân viên). Thất bại khi lên kế hoạch, quản lý, điều hành và vận hành dự án là nguyên nhân chính dẫn đến việc triển khai dự án thất bại, bới vì hệ thống ERP rất phức tạp và các nhóm triển khai phải hợp tác một cách chặt chẽ với các cấp quản lý, các phòng-ban khác nhau, người sử dụng và các tư vấn viên trong suốt quá trình triển khai. Điều quan trọng đối với người điều hành dự án là phải kiểm soát hiệu quả các tư vấn viên, đánh giá hiệu quả tập huấn khi tiến hành công đoạn tái cấu trúc quy trình kinh doanh (BPR), và khi cho chạy thử hệ thống. Quản lý cấp cao và người quản lý dự án cần trang bị đầy đủ kiến thức và chuyên môn trước khi triển khai ERP.

Tóm lại

Việc triển khai một hệ thống ERP ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ doanh nghiệp – theo đúng nghĩa đen. ERP liên quan đến mọi quy trình quan trọng trong quá trình kinh doanh, từ mua vật liệu thô đến quản lý điểm bán lẻ. Hơn nữa, giải pháp ERP là một gói đầu tư lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào, nên hiệu quả của hệ thống ERP sẽ phụ thuộc vào cách thức làm việc kết hợp cùng giải pháp phần mềm của người dùng trong doanh nghiệp cũng như cung cách triển khai và chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc và chọn lựa rất kỹ lưỡng trước khi quyết định triển khai ERP để tránh khỏi thất bại.

                                                                                                   Nguồn Internet



Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Mười lý do nên chọn SAP Business One (SAP B1) - Vietsoft (Partner của SAP)


1. Một hệ thống duy nhất cho các nhu cầu quản trị thiết yếu của một doanh nghiệp

Hệ thống SAP Business One là một hệ thống liên kết liên tục và thống nhất cho toàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp như: Tài chính; Bán hàng; Quản lý quan hệ khách hàng; Mua hàng; Kho – Vận; và Điều hành. Một hệ thống duy nhất nên tránh được các lỗi về dư thừa dữ liệu hoặc không thống nhất trong xử lý.

 2. Tập hợp các chức năng giúp bạn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng

Doanh nghiệp của bạn có thể dựa vào các chức năng của SAP Business One để nhanh chóng kiểm soát và truy nhập đến hầu hết các dự liệu khách hàng như doanh số với khách hàng, các hợp đồng với khách hàng, các dữ liệu về quá trình giao dịch với khách hàng… qua đó doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhanh hơn các đối thủ.

3. Truy nhập thông tin cần thiết trợ giúp quá trình ra quyết định được nhanh chóng.

SAP Business One lưu trữ tất cả các thông tin trong một hệ thống và các thông tin này có thể được nhanh chóng khai thác qua rất nhiều các công cụ như công cụ báo cáo, công cụ khai thác dữ liệu dạng kéo thả (Drag & Release), công cụ khai thác dữ liệu drill-down giúp cho bạn có cái nhìn chuyên sâu và toàn cảnh về các hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này sẽ giúp bạn có thể ra những quyết định nhanh chóng.

4. Một ứng dụng được thiết kế dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Được thiết kế đáp ứng với sự vận động và phát triển của doanh nghiệp, SAP Business One là một hệ thống hiệu quả và đơn giản trong cài đặt, sử dụng và duy trì.

5. Sự tích lũy kinh nghiệm của hàng thập kỷ

Với SAP Business One, SAP mang lại cho doanh nghiệp của bạn những kinh nghiệm quý giá đã được tích lũy trong hàng thập kỷ của các công ty hàng đầu thế giới. Với các kinh nghiệm thực tiễn này doanh nghiệp của bạn có thể thu được những kết quả kinh doanh khả quan hơn khi ứng dụng SAP Business One.

6. Khả năng thích ứng với sự phát triển của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, SAP Business One có thể được cấu hình lại một cách linh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh và giải quyết các yêu cầu mới của doanh nghiệp bạn hết sức nhanh chóng và tiết kiệm. 

7. Đáp ứng rất nhiều lĩnh vực

SAP Business One được xây dựng bằng cách kết hợp các thành phần lõi cơ bản cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngoài ra SAP Business One có khả năng bổ sung, mở rộng các chức năng đặc thù cho doanh nghiệp của bạn.

8. Hỗ trợ bởi các đối tác địa phương

SAP Business One được triển khai và hỗ trợ bởi các đối tác của SAP. Các đối tác của SAP là những chuyên gia được SAP đào tạo và hơn nữa họ có những hiểu biết rất rõ về những đặc thù của doanh nghiệp cũng như của địa phương mà doanh nghiệp bạn hoạt động.

9. Là sản phẩm của tập đoàn SAP

SAP Business One là sản phẩm được phát triển và cung cấp bởi tập đoàn SAP, nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

10. Hệ thống được hàng chục nghìn doanh nghiệp trên khắp thế giới tin tưởng sử dụng

SAP Business One được tin tưởng và sử dụng bởi hơn 20 nghìn doanh nghiệp trên khắp thế giới.


                                                                                                           Nguồn: internet