LINK ANH

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

MRP là gì ?





1.Khái niệm:
Quản trị sản xuất (Enterprise Resources Planning)  là một hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình cung ứng những nhu cầu về nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. 

Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:
  •  Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
  • Cần bao nhiêu?
  •  Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào ?
  •  Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất ?
  •  Khi nào nhận được hàng ?
1.Muc tiêu MRP:
  •  Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu. 
  • Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
  • Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
  • Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
  •   Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP:
·         Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông tin.
·         Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.
·         Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới về:
+ Lịch trình sản xuất
+ Hoá đơn nguyên vật liệu
+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
+ Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.

4. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP
Quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được thực hiện theo sơ đồ sau:



5. Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịch trình sản xuất sản phẩm cuối cùng, xác định nhu cầu dự kiến về các chi tiết, bộ phận cần thiết trong những giai đoạn khác nhau theo cấu trúc của sản phẩm. 

Từ đó tính số lượng chi tiết, bộ phận trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm dự trữ hiện có và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó. 


MRP cũng xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng tiếp nhận và nhu cầu sản phẩm. Quá trình xác định MRP được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm
Phương pháp hoạch định được dựa trên việc phân loại nhu cầu thành:

  • Nhu cầu độc lập: là nhu cầu sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng đặt hoặcdùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc đơn hàng.

  • ·Nhu cầu phụ thuộc:  là những nhu cầu thứ sinh chúng là những bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo, đơn đặt hàng, kế hoạch, dự trữ và lịch trình sản xuất.

Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc của sản phẩm sử dụng kết cấu hình cây của sảm phẩm. Mã hàng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết, bộ phận cấu thành sảm phẩm. Chúng được biểu hiện dưới dạng cấp bậc từ trên xuống dưới theo trình tự sản xuất và lắp ráp sảm phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:
  • Cấp trong sơ đồ kết cấu: Cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển sang một cấp.

  • Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa 2 bộ phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là bộ phận thành phần.
Kết quả của phân tích sơ đồ kết cấu sản phẩm cần phản ánh được số lượng các chi tiết và thời gian thực hiện

Bước 2. Tính tổng nhu cầu
Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có. 
· 
Tổng nhu cầu hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với hạng mục cấp thấp hơn, tổng nhu cầu được tính trực tiếp số lượng phát đơn hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước nó.

Bước 3: Tính nhu cầu thực 
Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng giai đoạn. Đại lượng này được tính như sau:
  
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn 

Dự trữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữ sẵn có theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu của sản xuất.
 
Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi, chuẩn bị, bỗc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận.

CRM là gì?




Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management) là một phương pháp dùng để lựa chọn và quản lí những mối quan hệ khách hàng có giá trị nhất, giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. 


Đây là một chiến lược doanh nghiệp, yêu cầu một nguyên lí cơ bản lấy khách hàng trung tâm và sự mở rộng các dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng để hỗ trợ cho các quá trình dịch vụ, giao dịch, tiếp thị một cách có hiệu quả nhất.


Các ứng dụng CRM là một module phần mềm thường được tích hơp trong các gói giải pháp ERP, dùng để quản lý các trạng thái làm việc với từng khách hàng của từng nhân viên, qua đó doanh nghiệp sẽ biết được chỉ tiêu, doanh thu, lợi nhuận của từng nhân viên, từng phòng ban theo thời gian thực (real time) bằng Internet.
 
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

FRM là gì?




Quản lý nguồn tài chính (Finance Resource Management) là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh. Bao gồm:
- Việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn.
- Việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn.
- Quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. 


Đây là công việc rất quan trọng ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. 

Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường.

 Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần.

2. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn: là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty


Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. 



 
Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính và được tiến hành theo các bước sau:

- Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến mục đích tài chính công ty để điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc.

- Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận thể hiện bằng các con số cụ thể trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp.

- Sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được.

- Khi lập kế hoạch, nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty.

- Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

- Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty.

- Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty.

3. Lập kế hoạch tài chính dài hạn (kế hoạch tài chính chiến lược): Kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm.


Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanh nghiệp trong vòng mấy năm sắp tới theo qui trình sau:

- Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà công ty có thể đạt được.

- Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu.

- Phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn để tăng trưởng là: lợi nhuận và vay nợ.

 “Nếu công ty không đủ vốn tài trợ chương trình mở rộng kinh doanh qua tăng tồn kho, đổi mới trang bị và tài sản cố định, tăng chi phí điều hành thì sự phát triển của công ty sẽ bị chậm hoặc dừng hẳn do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.” Để tránh điều này, nhà quản trị phải xác định được chính xác các nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm.

Khi lợi nhuận làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo, phải vay nợ bên ngoài hoặc giảm tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng.

4. Quản lý vốn sử dụng thực của công ty.
Vốn sử dụng thực của công ty là chênh lệch giữa tài sản hiện có của công ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi là vốn lưu chuyển trong công ty. Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển.



 Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong công ty, hãy xem xét các bộ phận cấu thành sau đây:
 
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền gửi ngắn hạn).
  Khi lập các kế hoạch tài chính bạn phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như : lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng?

- Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho khách hàng. 
Nhà quản trị phải quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ.

- Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của công ty.
Nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho.

- Các khoản phải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng.

- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. 
Nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả?

- Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với các tín phiếu, phí bảo hiểm…