LINK ANH

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Chính thức thương mại hóa phiên bản SAP Business One 9.1





Theo thông báo từ SAP ngày 17/12/2014, phiên bản mới nhất SAP Business One 9.1 đã được chính thức thương mại hóa, được thiết kế dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tích hợp toàn bộ quy trình kinh doanh và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể được triển khai ở dạng cài đặt truyền thống hoặc trên đám mây và được hỗ trợ bởi nền tảng SAP HANA. Phiên bản mới đã được nâng cấp các quy trình vận hành, đơn giản hóa việc cấu hình giao diện người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tổng chi phí sở hữu sản phẩm.

B Hepworth Wipes cắt giảm chi phí với SAP Business One

B Hepworth and Co. có trụ sở tại Anh, với hơn 70 năm kinh nghiệm, là một công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực việc thiết kế, sản xuất các hệ thống cần gạt nước cho thuyền cao tốc, tàu hỏa và xe khách.

Khoảng bốn năm trước đây, công ty đã lựa chọn triển khai SAP Business One như một giải pháp tích hợp để quản lý từng bộ phận trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. John Hayward, chuyên viên quản lý hệ thống của B Hepworth, đã nhận xét chức năng báo cáo trong SAP Business One không chỉ cung cấp cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các dữ liệu sản xuất, mà còn giúp công ty cắt giảm đáng kể chi phí cho quá trình này.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Các bước nền tảng cho một dự án ERP thành công.

Thị trường giải pháp ERP ở Việt Nam rất sôi động và chủ yếu do các nhà cung ứng giải pháp quốc tế cung cấp, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đưa ra một số giải pháp của mình và phần nào đã chiếm  lĩnh được thị trường.

Mỗi một giải pháp đưa ra thường áp dụng cho một lĩnh vực hoặc một ngành riêng biệt, một doanh nghiệp cụ thể. Ngành may Việt Nam là một ngành lớn đã có một số công ty cung cấp giải pháp như Oracle, SAP, OpenERP… và ký kết thử nghiệm với một số công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam nhưng khi triển khai các giải pháp còn bộc lộ nhiều khuyết điểm. Các nhà chuyên môn đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu: Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp đang tồn tại tình trạng "ốc đảo công nghệ" (silo), là những hệ thống tốn nhiều tiền, được cài đặt với cấu hình nhằm đảm bảo vận hành tối đa khả năng vào thời điểm yêu cầu, nhưng trong thực tế lại rời rạc, không kết nối với nhau và được khai thác không đúng với khả năng cho phép.

Theo Forrester Research, mức độ tận dụng các hệ thống máy chủ  hiện nay trên toàn cầu chỉ đạt 60% .Dường như không ít các doanh nghiệp Việt Nam đang xây nhà từ trên nóc xuống bằng việc tìm mua các ứng dụng như ERP, CRM, HRM... mà quên mất căn nhà của họ đang lung lay phía dưới.

 Theo các chuyên gia, các ứng dụng này thuộc quá trình tự động hóa doanh nghiệp và chỉ thực sự có ý nghĩa nếu như doanh nghiệp đó đã hoàn tất 2 quá trình không nên thiếu trước đó là Tập Trung Hóa Hạ Tầng CNTT (Infrastructure Consolidation) và Điện Toán Lưới (Grid Computing).


 Các doanh nghiệp cần chuẩn hóa dữ liệu trước, sau đó dùng công nghệ điện toán lưới kết hợp khả năng điện toán của hệ thống như lưu trữ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, v.v... Việc tập trung hóa hạ tầng CNTT ứng dụng điện toán lưới cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhiều hệ thống, thậm chí có thể tăng sức xử lý của các hệ thống máy chủ thương mại lên gấp 10 lần. Doanh nghiệp biết khai thác các máy chủ mạnh cùng các công nghệ kết hợp sức mạnh điện toán như RAC, clustering... sẽ giảm thiểu được chi phí mua sắm phần cứng, đồng thời tăng sức mạnh khai thác thông tin.


Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của Master Data hay Data Warehouse (DW) - hệ thống tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn trong doanh nghiệp. Việc sử dụng DW sẽ tạo ra một "sự thật duy nhất" về thông tin doanh nghiệp và từ kho dữ liệu này doanh nghiệp có thể phân tích các chỉ số hay dùng các công cụ BI (Business Intelligence), BAM (Business Activity Monitoring) để theo dõi các chỉ số cần quan tâm.


Giai đoạn chuẩn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp cũng được nhấn mạnh bởi vì dữ liệu chuẩn hóa không "sạch" thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi tình trạng "garbage in, garbage out" (garbage: rác), nghĩa là, dữ liệu đầu vào chỉ là dữ liệu không chính xác hay "rác" thì kết quả phân tích cũng là “rác”, và dĩ nhiên không dùng vào việc ra quyết định trong doanh nghiệp được.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Ứng dụng ERP khác với áp dụng ISO như thế nào?

Để làm được việc này, đa số các phần mềm ERP đều dùng duy nhất một kho dữ liệu chung (Unified Database) cho tất cả các modules. Từ nhiều năm qua, ERP đã phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Hiện nay, tùy theo từng nhà cung cấp, ERP có thể bao gồm cả CRM (Hệ thống quản lý khách hàng), và SCM (Hệ thống quản lý các nhà cung ứng vật tư, nguồn tài nguyên) và một số ít các phân hệ không thông dụng khác. Tuy nhiên một ERP đúng nghĩa ít ra cũng phải có hai phân hệ căn bản là Kế Toán và Quản Lý Kho. Còn ISO là hệ thống chứng từ chuẩn mực của một DN dùng làm căn bản quản lý chất lượng sản xuất hoặc chất lượng DV của một DN. Tùy vào từng phiên bản (version) của ISO, hệ thống này sẽ nhấn mạnh các chức năng khác nhau của ISO. Ví dụ như ISO 9000:1987 nhấn mạnh vào quản lý chất lượng bằng cách thỏa mãn những tiêu chí đã được định sẵn, ISO 9000:1994 thì lại chú trọng hơn về việc dự đoán những sai phạm về chất lượng để đề ra các hoạt động ngăn ngừa, ISO 9000:2000 mang lại những thay đổi khá lớn bằng cách nhấn mạnh việc tuân thủ các qui trình sản xuất, DV. Tiêu chuẩn ISO 9000:2000 cũng nhẹ nhàng hơn về hệ thống hóa trên giấy tờ, trong khi đó lại đặt nặng vấn đề cung cấp các bằng chứng về việc tuân thủ các qui trình chuẩn.

Theo quá trình phát triển các tiêu chuẩn ISO khác nhau, ta có thể tạm kết luận ISO đang chạy theo ERP về việc chuẩn hóa các qui trình điều hành DN. Dĩ nhiên, khi triển khai ERP trên nền tảng của một DN đã đuợc chuẩn hóa (trên giấy tờ) bằng ISO thì sẽ “đỡ khổ” hơn nhiều. Điều này chỉ đúng khi các DN đã nhận chứng chỉ ISO 9000 thật sự vận hành công việc theo các qui trình ISO. Không ít DN có chứng chỉ ISO từ năm nào đó, khi khảo sát để chuẩn bị chọn PM ERP, chúng tôi nhận ra các qui trình làm việc thực tế không giống trong giấy tờ chút xíu nào - tệ hơn nữa là các lãnh đạo DN không mảy may có một chút kiến thức gì về sự thay đổi qui trình làm việc của chính DN mình.

Xin nhớ rằng ISO là qui trình trên giấy, và vì không có sự ràng buộc một cách hệ thống (bằng máy tính) của các qui trình này – mà ERP gọi là tính tích hợp của hệ thống – nên sự tuân thủ các qui trình khó được kiểm soát thường xuyên. Thế mạnh của ERP là đã hệ thống hóa các qui trình bằng công cụ là PM và máy tính, sự tuân thủ - hay không tuân thủ - các qui trình có thể được phát hiện bất cứ lúc nào bởi các lãnh đạo DN. Chính vì sự kiểm soát chặt chẽ này, DN có thể tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực (tài chính, con người, hàng hóa, tin tức khách hàng,...), do đó sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận như các cổ đông hằng mong muốn.

Triển khai ERP khi đã có một hệ thống ISO (được tuân thủ và vận hành) cũng có khi không phải là một ưu thế. Chính vì ISO ra đời trước, nhân viên đã quen với cách làm theo hệ thống cũ, quyết tâm cản trở việc đổi mới theo các qui trình ERP sẽ cao hơn và rủi ro về một hệ thống ERP không có người dùng do đó cũng sẽ cao hơn.

Tóm lại, làm ISO chắc là không dễ, làm ISO rồi ứng dụng nó hàng ngày còn khó hơn là lấy được cái chứng nhận. Làm ERP còn cực hơn nhiều vì làm xong ERP rồi thì ít khi bạn được lựa chọn là có tuân thủ theo qui trình hay không. Khi bạn không tuân thủ máy tính “không thèm” in báo cáo, nhập liệu hơi sai một chút nó cũng “BIP” (cảnh báo). Một ví dụ cụ thể là: khi nhập tên ông Nguyễn Văn Mười Hai mà bạn gõ vào “Nguyễn Văn 12” thì máy nó sẽ “BIP” bạn ngay...

Chúc bạn may mắn dù bạn chọn ISO hay ERP.



Công ty TNHH Phần mềm Nam Việt
Tên giao dịch: Vietsoft Co., Ltd
91 Nguyễn Trọng Lội, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:  (+848) - 38110770 – 38119007
Fax: (+848) 38112750
Email : sales@vietsoft.com.vn
Web : 
http://www.vietsoft.com.vn

Bảo trì phòng ngừa thiết bị công nghiệp


 

1. Giới thiệu
Bảo trì phòng ngừa hay bảo trì ngăn ngừa là bất cứ một hoạt động nào được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của thiết bị công nghiệp và tránh những hư hỏng trước thời hạn. Ví dụ: kiểm tra
thiết bị công nghiệp, bôi trơn điều chỉnh máy và kiểm tra dự đoán (bảo trì dự đoán) và bảo trì định kỳ, thường là thay thế chi tiết.


 

2. Kỹ thuật giám sát tình trạng



Giám sát tình trạng là một quá trình xác định tình trạng của máy móc đang lúc hoạt động hay lúc ngừng hoạt động. Nếu một vấn đề nào đó được phát hiện thì thiết bị công nghiệp giám sát tình trạng sẽ cung cấp cho ta thông tin để xác định xem đó là vấn đề gì và quan trọng hơn, cái gì đã gây ra vấn đề đó. Nhờ vậy chúng ta có thể lập lịch trình bảo trì có hiệu quả từng vấn đề cụ thể trước khi máy bị hư hỏng. 

  - Một nghiên cứu gần đây của chính phủ Anh đã cho thấy rằng: "Nền công nghiệp tiết kiệm khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm", nhờ áp dụng chiến lược CBM. Người ta xác định rằng cứ tăng 5% khả năng sẵn sàng của
thiết bị công nghiệp thì có thể tăng 30% năng suất. Hải quân Canada đã báo cáo rằng toàn bộ chi phí bảo trì của một đội 20 chiếc tàu khu trục đã giảm được 45%  (trung bình mỗi tàu đã tiết kiệm được 100.000 đôla mỗi năm) nhờ áp dụng CBM. 


  - Một nghiên cứu khác ở Anh trên một tàu chở dầu đã cho thấy kết quả trong vòng 12 tháng kể từ khi bắt đầu áp dụng chương trình giám sát tình trạng đã giảm 37% chi phí trong công tác bảo trì. Trong ngành công nghiệp hóa dầu ở đây, chi phí bảo trì cũng hạ xuống khoảng 9-10 đô la/HP/năm nhờ thay đổi chiến lược bảo trì từ hoạt động cho đến khi hư hỏng sang bảo trì trên cơ sở tình trạng. Theo thống kê của nhiều nước cho thấy rằng khi chương trình giám sát được thực hiện thì cứ mỗi 1 đô la chi phí sẽ tiết kiệm được 5 đô la nói chung và từ 10 đến 22 đô la nói riêng trong ngành nhựa.
 

 - Chi phí bảo trì trực tiếp trong các ngành công nghiệp khác nhau trung bình là 4% của các tài sản cố định, thay đổi từ 2,6% đối với ngành công nghiệp dầu mỏ đến 8,6% đối với ngành công nghiệp luyện thép. Nếu cộng thêm ước lượng khoảng 4% chi phí tổn thất sản xuất do ngừng máy, thì tổng cộng 8% giá trị tài sản cố định bị mất đi mỗi năm. Vì vậy một điều chắc chắn rằng một chiến lược bảo trì tối ưu được áp dụng trong công nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn.
 

  - Chiến lược bảo trì tối ưu là phải tiếp cận đến chiến lược bảo trì trên cơ sở tình trạng máy, ở đó công việc giám sát tình trạng được dùng để xác định tình trạng của máy móc và nhờ vậy có thể dừng máy để bảo trì trước khi hư hỏng xảy ra.
 

  - Khi các hư hỏng xảy ra dần dần sẽ làm thay đổi các đặc tính vật lý của chi tiết. Vì vậy cần phải thu thập và phân tích các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị công nghiệp để có thể dự đoán các hư hỏng của chi tiết, bộ phận trước khi chúng xảy ra. Những thông số này được gọi là thông số dự đoán và hình thành trên cơ sở bảo trì dự đoán, cũng còn được gọi là bảo trì phòng ngừa dự đoán (predictive preventive maintenance), hoặc bảo trì tiên phong (proactive maintenance) hay thường hơn là bảo trì trên cơ sở tình trạng. Những thông số này cung cấp thông tin về tình trạng của máy móc để dự đoán được các hư hỏng ở giai đoạn đầu và từ đó có thể lập kế hoạch bảo trì đúng đắn.
 

  - Ðiều này giúp làm tối thiểu tổn thất về năng suất, giảm chi phí đầu tư, chi phí bảo trì trực tiếp và cho phép các chức năng của bảo trì được tiến hành một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất thì phải biết lựa chọn thích hợp các máy móc, thiết bị để áp dụng CBM và áp dụng các phương pháp giám sát tốt nhất cho các máy đã chọn.

3. Chọn máy theo tổn thất năng suất

Các thiết bị công nghiệp gây nên tổn thất năng suất cao thường là các loại máy :
  •  Ðang hoạt động liên tục.
  •  Liên quan với một quá trình sản xuất.
  •  Có thiết bị lắp đặt song song hay dự phòng nhỏ nhất.
  •  Có khả năng dự trữ sản phẩm trung gian tối thiểu.
  •  Có liên quan với chức năng chuyển giao hay vận chuyển sản phẩm mang tính quyết định.

4. Chọn máy trên cơ sở an toàn

Ngoài các khía cạnh kinh tế, những máy nào có liên quan đến an toàn cũng cần được giám sát. Mức an toàn này có thể phát sinh do:
  •  Máy phát nổ.
  •  Các vật liệu nguy hiểm văng ra vì hư hỏng.
  •  Máy dùng cho vận chuyển nhân sự.

5. Nên chọn những bộ phận nào để giám sát trong các máy đã được chọn

Nếu không có kinh nghiệm về các dạng hư hỏng của một máy, và nếu các máy này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản suất thì cần phải giám sát tình trạng của tất cả các bộ phận chủ yếu đang chuyển động, và thậm chí một hay hai bộ phận đang đứng yên, trong một vài trường hợp, các bộ phận cần giám sát sẽ có hiệu quả nhất thường là :
  •  Có tính quan trọng về độ tin cậy của thiết bị
  •  Thực hiện một chế độ làm việc cao
  •  Có thời gian bảo trì thay thế hoặc sửa chữa dài
Những bộ phận có tuổi thọ thấp hơn những bộ phận còn lại

6. Tổng quan về các phương pháp giám sát

Mục tiêu của giám sát tình trạng là nhận biết tình trạng của một máy sao cho có thể được bảo trì an toàn và kinh tế. Nhận biết tình trạng của máy có thể ở hai cấp : 

  •  Nhận biết có tồn tại một vấn đề nào đó.
  •  Xác định vấn đề đó là gì ?
 

Những kỹ thuật giám sát đơn giản nhất thường là giám sát chủ quan tình trạng của thiết bị bằng các giác quan như sau : 

  •  Nhìn: dùng để giám sát lỗ thủng, khe hở, khói, thay đổi màu sắc.
  •  Ngửi: nhận biết các hiện tượng quá nhiệt hoặc rò rỉ.
  •  Nghe: giám sát tiếng ồn không bình thường.
  •  Sờ: giám sát rung động, nhiệt độ không bình thường.
  •  Tổng hợp các giác quan: được dùng để ước lượng hiệu suất máy móc. 


Việc xác định sự tồn tại của một vấn đề nào đó trong máy móc, thiết bị cải tiến nhờ sử dụng? những dụng cụ chỉ thị số đơn giản. Những dụng cụ này đã loại trừ các sai lầm do ý kiến cá nhân và có thể so sánh với các dữ liệu khi các máy hoạt động ở trạng thái bình thường do các nhà sản xuất máy đưa ra và cũng có thể so sánh với các chỉ số trước đây của cùng một dụng cụ đo. Các dụng cụ đơn giản này thường thích hợp cho hầu hết các máy móc, thiết bị và có thể cung cấp những chỉ số để nhận biết tình trạng cũng như một vấn đề nào đó đang tồn tại trong máy móc, thiết bị, ví dụ : áp kế, nhiệt kế, ampe kế, tốc kế hay các đèn hoặc chuông báo động được đặt ở một chế độ nhất định cũng có thể giúp nhận biết có một vấn đề đang tồn tại.

7. Bốn phương pháp cơ bản của giám sát tình trạng

  •  Giám sát bằng mắt
Các bộ phận máy móc được kiểm tra bằng mắt để xác định tình trạng của chúng.
  •  Giám sát hiệu năng
Tình trạng của một chi tiết hoặc một máy có thể được đánh giá bằng cách đo lường cách thức thực hiện công việc đã được dự định.
  •  Giám sát rung động
Tình trạng của một chi tiết đang hoạt động trong một máy được đánh giá qua biên độ và bản chất của rung động mà chúng sinh ra.
  •  Giám sát hạt
Tình trạng của bề mặt chi tiết phụ thuộc vào tải trọng và có liên quan đến chuyển động, được đánh giá từ các mảnh vỡ do mòn gây ra, thông thường những chi tiết này được bôi trơn bằng dầu do đó việc thu thập và phân tích mảnh vỡ do mòn được thực hiện thông qua khảo sát dầu bôi trơn. 

  • Lựa chọn các phương pháp giám sát
Máy có sự cố có thể là do một hay nhiều chi tiết hư hỏng nghiêm trọng gây nên. Vì vậy phải tìm ra các chi tiết sắp hư hỏng có thể gây ra ngừng máy. Kết quả là cần phải có các phương pháp, thiết bị giám sát tình trạng đáng tin cậy nhằm tìm ra triệu chứng hư hỏng của các chi tiết riêng rẻ để có thời gian nhận biết trước các chi tiết sắp hư hỏng càng dài càng tốt.
  • Các khuynh hướng trong giám sát tình trạng
Ngoài các phương pháp giám sát tình trạng như đã biết, ngày nay và trong tương lai giám sát tình trạng sẽ có các khuynh hướng phát triển xa hơn để đáp ứng ngày càng cao của các yêu cầu kỹ thuật, một vài phương pháp có thể được biết đến như sau :
  •  Phân tích phổ rung động : Ðể chẩn đoán các hư hỏng có thật trên một máy ngay trước khi dừng máy.
  •  Phân tích mảnh vụn do mòn : Một trong những phương pháp đó là đo tỉ lệ mảnh vụn trong bình chứa dầu bôi trơn của động cơ.
  •  Giám sát hiệu năng : Ngày nay phương pháp này là một lĩnh vực giám sát tình trạng có triển vọng lớn nhất. Trong thực tế phương pháp giám sát này liên hệ đến việc khảo sát các chức năng là gì mà một bộ phận của hệ thống yêu cầu.
  •  Phát triển trí tuệ nhân tạo: Ðã cung cấp các dụng cụ và tìm ra các kỹ thuật giám sát có tính chuyên môn cao, luôn trong một tình trạng sẵn sàng để phát hiện những triệu chứng hư hỏng trước khi chúng gây nên ngừng máy.
  • Những vấn đề cần quan tâm ở các nước đang phát triển
Dù khái niệm giám sát trên cơ sở tình trạng đã được phổ biến ở các nước đang phát triển và lợi ích của kỹ thuật này cũng đã được chứng minh nhưng những khó khăn và trở ngại trước mắt là:
  •  Sử dụng chưa đúng các dụng cụ dùng trong kỹ thuật giám sát tình trạng, công việc đào tạo người sử dụng chưa tốt, những dụng cụ này được bảo trì không đúng cách.
  •  Hầu hết các nhà sản xuất dụng cụ nước ngoài chỉ có những đại lý bán dụng cụ ở các nước này. Khả năng sử dụng các dịch vụ kỹ thuật và các tiện ích dịch vụ còn rất kém. Ðiều này gây khó khăn cho các nước đang phát triển trong việc bắt kịp công nghệ CBM.
  • Những lợi ích của giám sát tình trạng

Trong sản xuất thời gian ngừng máy có thể gây thiệt hại hàng triệu đồng mỗi giờ. Kinh nghiệm cho thấy rằng, những nhà máy áp dụng một chương trình giám sát tình trạng thì có thể :
  •  Kéo dài tuổi thọ ổ trục
  •  Cực đại hóa năng suất của máy
  •  Cực tiểu hoá thời gian ngừng máy không theo lịch trình
  •  Kéo dài một cách an toàn khoảng thời gian đại tu
  •  Cải thiện thời gian sửa chữa
  •  Tăng tuổi thọ của máy
  •  Nâng cao chất lượng sản phẩm
  •  Tiết kiệm một lượng đáng kể chi phí bảo trì
  •  Giảm giá thành sản phẩm
•  Tăng mức độ an toàn của nhà máy.

Trích tài liệu giảng dạy của TS. Nguyễn Ngọc Tuấn,
Trung tâm công nghệ á châu AICTV, ĐH BK TPHCM

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đừng dạy người đang đói cách câu cá!

Khi có người sắp chết đói, bạn không cần nhồi nhét thêm cho người đó cả tá kiến thức nữa. Điều bạn nên làm lúc này là cho anh ta ngay một con cá để xoa dịu cơn đói, sau đó mới dạy anh ta cách đi câu.
 Đừng dạy người đang đói cách câu cá! 
“Nếu cho người khác một con cá, bạn sẽ chỉ nuôi sống người đó một ngày. Còn nếu dạy anh ta cách câu cá, bạn sẽ nuôi sống anh ta cả đời”. Có thể bạn từng nghe câu nói này vô số lần, thậm chí còn gật gù tâm đắc với nó. Tuy nhiên, theo Bruce Kasanoff – một nhà văn chuyên viết thuê cho các doanh nhân – câu nói trên không hoàn toàn đúng.

Khi có người sắp chết đói, bạn không cần nhồi nhét thêm cho người đó cả tá kiến thức nữa. Điều bạn nên làm lúc này là cho anh ta ngay một con cá để xoa dịu cơn đói, sau đó mới dạy anh ta cách đi câu.

Tuy nhiên, mọi người thường xuyên quên mất bước đầu tiên. Khi thấy ai đó đang gặp khốn đốn, họ lại đi phô diễn trí tuệ: “Hãy để tôi chỉ cho anh xem tôi sẽ làm thế nào nếu rơi vào trường hợp như vậy”.

Nhưng chẳng mấy ai hiểu được những lo lắng, bối rối và hoang mang mà người khác phải chịu đựng. Khi đang ở trong trạng thái khủng hoảng, người ta không thể suy nghĩ thấu đáo được. Dũng khí và sự tự tin cũng có thể theo đó biến mất.

Cố gắng phân tích một chân lý sống lâu dài cho người đang rối loạn chỉ lãng phí thời gian mà thôi.

Thay vì vậy, hãy giúp họ tìm lại sự thăng bằng. Sau khi đôi tai, trái tim và trí tuệ của họ đã thông suốt trở lại, bạn có thể chỉ bảo cho họ một kỹ năng mới.

Làm thế nào để quyết định xem có nên cho người khác con cá trước khi dạy họ cách câu hay không? Bruce Kasanoff khuyên ta nên chú ý 2 vấn đề sau:

Thứ nhất là khả năng quan sát. Người đó mở lòng và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới hay đang có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng? Bạn không thể biết được điều này nếu hiểu những gì người đó nói theo đúng nghĩa đen. “Không sao cả” chỉ là một lời nói dối kinh điển mà thôi. Bạn phải quan sát hành động và để ý những thứ người đó không nói ra.

Thứ hai là sự đồng cảm. Càng thành công thì bạn lại càng khó hình dung được những khó khăn mà người thất bại đang phải trải qua. Vì thế, hãy cố gắng lắng nghe và thông cảm cho họ.

Lợi ích từ phần mềm quản trị doanh nghiệp

Nhân sự chất lượng cao là yêu tố quan trọng để quyết định đến thành công của doanh nghiệp.Tuy nhiên trong quá trình phát triển các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những biến động về nhân sự như tuyển nhân sự, thôi việc, thăng tiến…. Một khi xảy ra những biến động lớn về nhân sự chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp của bạn. Do đó, việc quản lý tốt các biến động về nhân sự để đưa ra các giải pháp kịp thời là nhiệm vụ của người quản lý nhân sự.



Việc quản lý nhân sự thủ công trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay là điều quá lạc hậu, chưa kể đến việc phòng nhân sự cần rất nhiều người để đáp ứng nổi việc quản lý hàng nghìn nhân viên.
Phần mềm quản trị nhân sự ra dời chính là giải pháp toàn diện, hỗ trợ tốt cho phòng nhân sự của công ty bạn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1. Phần mềm quản trị nhân sự có khả năng quản lý nhân viên theo các phòng ban, nhóm, đồng thời quản lý các biến động và tự động cập nhật các chính sách phù hợp cho người lao động khi có biến động về nhân sự.

Nhân sự của công ty có vai trò khác nhau dẫn đến các chế độ và quản ký khác nhau, ví dụ như  ban giám giám đốc, các trưởng phòng có chế độ hoàn toàn khác so với nhân viên bình thường.
Phần mềm quản trị nhân sự có thể lập ra các chế độ quản lý khác nhau cho các nhóm nhân sự khác nhau. Khi có sự biến động nhân sự xảy ra thì có nhiều tác động sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi về các chế độ liên quan đến người lao động như lương, thưởng, các chế độ phúc lợi…Dựa vào các chính sách, chế độ đã được khai báo trước kết hợp với sự tham chiếu những thông tin biến động nhân sự, phần mềm nhân sự sẽ tự động cập nhật những chế độ và chính sách mới cho người lao động, đồng thời tự động tính toán và đưa ra kết quả chính xác về các chế độ.

2. Phần mềm nhân sự quản lý và lưu trữ các biến động về nhân sự của công ty.

Một phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất thiết phải quản lý được các biến động về nhân sự cảu công ty theo thời gian. Trên cơ sở đố nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có giải pháp hợp lý để đảm bảo sự phát triển của công ty cũng như chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên.

3. Phần mềm nhân sự cần hỗ trợ hệ thống báo cáo đầy đủ để phục vụ việc đưa ra quyết định của người quản lý.

Bất cứ một phần mềm doanh nghiệp nào cũng cần có chức năng báo cáo đầy đủ mà mạnh mẽ về mọi vấn đề mà phần mềm quản lý như số lượng nhân viên, chế hộ khen thưởng, thống kê báo cáo số liệu….

Một phần mềm nếu không đưa ra được những báo cáo trong quá trình quản lý thì cực khó khăn cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp không nên lựa chọn mặc dù chức năng của nó có đa dạng như thế nào chăng nữa.

Để tìm được phần mềm quản trị nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, xin liên hệ Vietsoft để nhận được sự tư vấn tốt nhất:

Công ty TNHH Phần mềm Nam Việt
Tên giao dịch: Vietsoft Co., Ltd
91 Nguyễn Trọng Lội, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (+848) - 38110770 - 38119007
Fax: (+848) 38112750
Email:
marketing@vietsoft.com.vn
HP: 0986 778 578

Email : 
sales@vietsoft.com.vn
Web : 
http://www.vietsoft.com.vn



Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

10 Bước Xây Dựng Chiến Lược Di Động Cho Doanh Nghiệp

Năm nay, các chuyên gia tin rằng thế giới sẽ chứng kiến sự lụi tàn của kỷ nguyên web 2.0 (giai đoạn con người sử dụng dịch vụ qua trình duyệt web trên máy tính). Thay thế là nền tảng Internet di động với trung tâm là tin nhắn và ứng dụng.

Rõ ràng, cơ hội từ chiến lược di động thời gian thực đang ở gần tầm tay doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp ngay từ bây giờ cần chuẩn bị chiến lược di động để cung cấp giá trị cho doanh nghiệp.  Chiến lược sẽ xác định những mục tiêu quan trọng cần được ưu tiên tối đa. Giai đoạn 1 của chiến lược di động chính là việc tạo nên hiệu năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền và tăng năng suất. Chiến lược phải giúp kết nối và mở rộng những gì doanh nghiệp đang có và đưa chúng vào thế giới công nghệ di động. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để bắt đầu chiến lược di động cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, bạn phải kiểm tra 10 điều sau:
1. Xác định yếu tố doanh nghiệp muốn đưa vào di động và tại sao?
Bước đầu tiên là chọn quy trình hoặc mảng công việc cần yếu tố di động dưa trên mục tiêu doanh nghiệp. Sẽ dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp chọn mục tiêu thực tiễn: giảm chi phí, tăng doanh thu, hay tăng sự hài lòng từ khách hàng.
2. Xác định đối tượng người sử dụng cho mỗi ứng dụng hay quy trình và nhu cầu của họ.
Mục tiêu là tạo một quy trình di động giúp nhân viên, khách hàng hay đối tượng nhắm đến có thể hoàn thành công việc của họ hiệu quả hơn khi sử dụng thiết bị di động. Đội ngũ IT phải hiểu ai sẽ sử dụng quy trình đó và “kịch bản” mà họ sử dụng ứng dụng di động.
3. Ưu tiên hàng đầu cho các ứng dụng di động.  
Đội ngũ IT phải làm việc với các nhà quản lý doanh nghiệp để xác định quy trình đánh giá và phát triển ứng dụng doanh nghiệp dựa trên mục tiêu và lợi nhuận cam kết. Doanh nghiệp phải xác định các chỉ số để đo lường mức độ thành công của việc triển khai ứng dụng so với dự định.
4. Vạch ra các nguồn dữ liệu cần thiết để hoàn thành quy trình.
IT phải xác định các ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các thông tin cần thiết để tạo ra ứng dụng. Cần xác định vị trí của các nguồn dữ liệu, cách dữ liệu được truy xuất (APIs) và tần suất các nguồn dữ liệu được chỉnh sửa.
5. Nghiên cứu và đánh giá 3 bước xây dựng ứng dụng di động:
Doanh nghiệp có thể mua, dịch chuyển hoặc xây dựng ứng dụng di động.
Mua: Doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp hiện tại liệu họ có phiên bản di động cho phần mềm của họ hay không, hoặc ít nhất là cho một phần quy trình doanh nghiệp.
Dịch chuyển: đội ngũ IT có thể chuyển quy trình sang dạng dịch vụ SaaS ở những quy trình mà phần mềm chưa có phiên bản di động. Nếu tự phát triển mới hoàn toàn sẽ không tạo được lợi ích mang tính chiến lược, mà chỉ tốn kém hơn mà thôi.
Tự phát triển ứng dụng: Nếu nhà cung cấp không có phiên bản di động cho ứng dụng hoặc doanh nghiệp đã từng phát triển ứng dụng riêng, đội ngũ IT nên xem xét việc xây dựng các ứng dụng lai hoặc ứng dụng HTML5.
SAP Business One sớm nắm bắt và phát triển thành công ứng dụng dành cho di động
SAP Business One sớm nắm bắt và phát triển thành công ứng dụng dành cho di động
6. Hoạch định phương pháp phát triển ứng dụng.
Hiện tại có ít nhất 3 cách để xây dựng ứng dụng di động: xây dựng ứng dụng dựa trên hệ điều hành hiện tại, công cụ phát triển ứng dụng đa nền tảng, và HTML5. Doanh nghiệp nên chuẩn bị cho mình nhiều hơn 1 phương pháp. Xác định mục tiêu của ứng dụng và ưu tiên cho mảng kinh doanh và marketing đầu tiên. Sau đó xác định giải pháp có thể đáp ứng những mục tiêu đó trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
7. Đánh giá tài nguyên hiện có.
Nền tảng di động cho phép doanh nghiệp sở hữu những ứng dụng quản lý và phát triển doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải đánh giá đội ngũ IT hiện tại xem liệu họ có những kỹ năng để phát triển nền tảng di động. Doanh nghiệp đồng thời phải cung cấp những công cụ và tài nguyên cần thiết nếu có yêu cầu. Trong trường hợp nội bộ doanh nghiệp không có đủ tài nguyên, bộ phận IT phải làm việc với đối tác bên ngoài để được hỗ trợ.
8. Xây dựng nền tảng quản lý doanh nghiệp để hỗ trợ việc triển khai ứng dụng di động
Bộ phận IT phải cung cấp nền tảng quản lý và bảo mật các thiết bị, ứng dụng và nội dung. Đội ngũ IT nên đánh giá và triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp di động, bao gồm thiết bị quản lý, bảo mật và phân phối ứng dụng.
9. Tách lớp bộ công cụ phát triển ứng dụng.
Công ty cần có chiến lược thiết kế giao diện ứng dụng di động và bộ công cụ để hỗ trợ công việc này. Việc chọn lựa công cụ và phương pháp sẽ thay đổi tùy theo ứng dụng. Tuy vậy, chiến lược trung gian để kết nối hệ thống back-end và cơ sở dữ liệu là cần thiết cho tất cả các dự án chiến lược di động.
10. Tạo hệ thống con người cho chiến lược di động.
Doanh nghiệp phải đánh giá rủi ro và cơ hội, đồng thời xây dựng chính sách di động cho BYOD (thiết bị cá nhân dùng cho công việc) và các thiết bị của công ty, bao gồm các cân nhắc về an ninh, vấn đề bảo mật và pháp lý. Doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch đào tạo để người dùng hay nhân viên có hiểu biết về các vấn đề an ninh, bảo mật, quy định tài chính và chính sách hỗ trợ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Một số phương thức phát triến ứng dụng cho các thiết bị di động.

Bạn muốn phát triển một ứng dụng cho các thiết bị di động, nhưng chưa biết chọn phương thức như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vì vậy hãy cũng tìm hiểu 1 số phương thức để có thể phát triến ứng dụng cho các thiết bị di động.
Để phát triển ứng dụng cho thiết bị di động chúng ta có 3 cách phổ biến để thực hiện:
1. Native Application
Đây là phương tiện mạnh mẽ và phổ biến nhất được các developer sử dụng để phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động. Hiểu 1 cách khái quát thì đây là cách thức phát triển dựa vào các công cụ lập trình gốc được các hãng phân phối. Ví dụ như với Android chúng ta có Eclipse + Android SDK hoặc sử dụng Android Studio của chính Google, với iOS chúng ta có xCode đặc trưng của MacOS, với Window Phone thì chúng ta có Visual Studio (đã làm dev .NET thì hầu như tất cả mọi người phải biết IDE này) và một số IDE của hãng thứ 3 khác… Đặc điểm nổi bật nhất của phương tiện này là khi phát triển chúng ra sử dụng ngôn ngữ lập trình gần với nhân của hệ điều hành nhất dẫn tới việc chúng ta sử dụng các tiện ích của hệ điều hành và phần cứng thiết bị rất mạnh mẽ. Vì thế những ứng dụng Native nếu được viết cẩn thận sẽ chạy rất mượt mà.
2. Mobile Web Application hoặc Responsive Web
Bản chất đây là 1 website được viết bằng các ngôn ngữ chuyên dụng cho web như HTML , PHP hay ASP.NET… và được đặt tại 1 web server riêng. Ngày nay khi CSS3 phát triển cộng với sự ra đời của Bootstrap (ngay sau khi áp dụng Boootstrap là site đã có Responsive sẵn) thì viêc xây dựng 1 web site chạy được cả trên PC và thiết bị di động là  hoàn toàn thuận tiện. Ưu điểm lớn nhất của mobile web đó là developer chỉ phải viết 1 lần và đặt tại web server, sau đó các thiết bị di động hoàn toàn có thể sử dụng thông qua trình duyệt web. Vì là 1 web site cho nên người dùng phải nhớ tên miền mới có thể sử dụng và khó khai thác được yếu tố phần cứng.
3. Hybrib Application hay Framework Development
Đây là 1 “con lai” của 2 phương tiện trên. Bản chất của Hybrib là một những site + javascript nhưng được đóng gói và tạo file cài đặt như Native Application và cũng có thể thao tác đến phần cứng thiết bị 1 cách tương đối. Một số framework có tiếng trong lĩnh vực này như: PhoneGap, Cordova, Xamarin… Ưu điểm lớn nhất của phương tiện này là viết 1 lần build nhiều nền tảng trong cùng 1 lúc.
Dưới đây là 1 số bước so sánh giữa Native Application và Hybrib Application. (Nguồn: tinhte.vn)
native and hybrid

Vì thế tùy vào nhu cầu sử dụng và tài nguyên mà chúng ta lựa chọn cho mình 1 phương tiện để phát triển ứng dụng 1 cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí!

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Giải pháp SAP Business One-BX Project ngành công nghiệp Quản lý dự án

Những vấn đề thường gặp đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực Quản lý dự án có thể kể đến như sau:
- Tiến độ dự án đang không được tự động cập nhật theo thời gian thực, Giám đốc hay trưởng phòng phải gọi điện thoại đến các bộ phận liên quan để biết tiến độ sản xuất, hay xác nhận thời gian bàn giao công trình. 
 
– Việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban thông qua email / fax / điện thoại mà vẫn yêu cầu ký duyệt nội bộ nên có độ trễ về thông tin. Mức độ đồng bộ về thông tin giữa các phòng ban chưa cao.
 
 – Đặc biệt, đối với những công ty có bộ phận sản xuất hay gia công nguyên vật liệu phục vụ cho dự án thường gặp khó khăn trong vấn đề quản lý vật tư: chưa quản lý được bán thành phẩm mà mới chỉ quản lý vật tư đầu vào, vì vậy chưa quản lý chặt vật tư dẫn đến hao hụt lớn hay số liệu vật tư không chính xác.
 
 BX Project đã phát triển giải pháp Quản lý dự án trên nền SAP Business One tạo ra một giải pháp tổng thể giúp quản lý hầu hết hoạt động của công ty trong lĩnh vực Quản lý dự án. BX Project được thiết kế chuyên biệt để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành Công nghiệp Quản lý Dự án.


Đơn giản, trong vòng 8 bước… với giải pháp này, bạn có thể:

1. Lập kế hoạch dự án

Được tích hợp đồ họa theo biểu đồ Gantt, cung cấp khả năng nằm bắt và quản lý chặt chẽ nguồn lực và thiết bị thực hiện. Đồng thời, kết quả trang bị thiết bị được tích hợp và thể hiện trực quan trong báo cáo kết quả thực hiện.

2. Lập kế hoạch nguồn lực thực hiện


Căn cứ vào biểu đồ Gantt nguồn lực thực hiện, tiến hành kéo và thả, các công việc và thời gian thực hiện trong kế hoạch được phân bổ trực tiếp từ các nguồn lực hiện có của công ty (nhân sự và máy móc).

3. Kiểm soát báo giá và Kinh doanh

Cải tiến quy trình báo giá và quản lý dự án trong quá trình bán hàng của công ty. Cung cấp khả năng ra quyết định nhanh chóng căn cứ vào kết quả thay đổi/tác động đến nguồn lực thực hiện khi thay đổi đơn hàng trong dự án.

4. Quản lý chi phí
Tác động đến lợi nhuận kế hoạch, ngân sách thực tế và kế hoạch, và tiến trình công việc. Cung cấp khả năng truy vấn ngược các công việc, thiết bị và nhân lực thực hiện. Liên tục cập nhật trạng thái của dự án, tiến độ, và công việc.

5. Kế toán và Hóa đơn
Hỗ trợ kế hoạch xuất hóa đơn, bao gồm cả các khoản thanh toán và thanh toán theo tiến độ. Hóa đơn có thể được liên kết với một sự kiện, công việc hay tiến độ cụ thể.

6. Báo cáo thời gian thực hiện

Đặt giờ trực tiếp hoặc gián tiếp từ sổ chấm công với thời gian thực và cập nhật vào chi phí thực hiện và biểu đồ Gantt của dự án. Cung cấp khả năng cập nhật từ xa qua Internet.

7. Mua hàng và Quản lý kho

Cung cấp quy trình và kế hoạch mua nguyên vật liệu hiệu quả. Nguyên vật liệu được liên kết chặt chẽ đến công việc hoặc sự kiện của dự án nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện. Hỗ trợ mua sắm theo dự án và quản lý nhiều kho.

8. Quản lý tài chính

Tích hợp hoàn toàn công tác quản lý tài chính từ các phát sinh liên quan đến các công việc của

  Share  


12 thói quen thường thấy của một Giám đốc Marketing thành công

Nếu bạn là người định hướng sẽ trở thành thế hệ CMO kế tiếp tại công ty của bạn, sẽ là một ý kiến không tồi nếu bạn học hỏi được từ những người đi trước, khi đó bạn có thể trở thành một CMO thực thụ.

12 thói quen thường thấy của một Giám đốc Marketing thành công
Không phải bất cứ Giám đốc Marketing (CMO) nào cũng xứng đáng với chức vụ của họ, đôi lúc chỉ vì những quy tắc, truyền thống hay có quá ít sự lựa chọn mà họ phải đảm đương vị trí đó. Tuy nhiên đó có thể là những tình huống không tốt, vì rất nhanh chóng, họ trở nên thụ động, không theo kịp xu hướng và ngại thay đổi, điều đó có thể dẫn đến thất bại của chiến lược tiếp thị tại doanh nghiệp.

Nếu bạn là người định hướng sẽ trở thành thế hệ CMO kế tiếp tại công ty của bạn, sẽ là một ý kiến không tồi nếu bạn học hỏi được từ những người đi trước, khi đó bạn có thể trở thành một CMO thực thụ. Và hãy chú ý 12 thói quen của những CMO thành công như sau:

1. Họ luôn để ý tới tương lai
Marketing là ngành công nghiệp phát triển với tốc độ tia chớp. Một CMO thành công biết chính xác vị thế của marketing hôm nay như thế nào, làm thế nào để sử dụng chúng và vị trí nào mà công ty muốn đứng trong 12 tháng tiếp theo.

2. Họ tôn trọng các bản sắc tự nhiên
Người tiêu dùng không muốn một thứ gì đó xa lạ – họ muốn những quản cáo có tính tự nhiên giống như những nội dung hàng ngày, có tính giải trí và thông tin, và cả những thứ rất quen thuộc. Một CMO thành công biết điều và người tiêu dùng muốn cũng như cách đưa đến cho họ.

3. Họ là người của công chúng
Marketing có bản chất là khả năng làm việc với con người, nhận diện các thông tin từ công chúng và truyền tải tới công chúng. Tuy nhiên, không phải CMO nào cũng là một nhà hùng biện, thuyết khách. Kỹ năng xã hội hóa chính là kỹ năng cần được học, sao chép và phát triển thường xuyên, các CMO thành công luôn ý thức được việc rèn luyện kỹ năng này.

4. Họ là những người đứng giữa tuyệt vời
Không phải tất cả CMO đều là người tự mình thiết kế một chiến dịch mới hay lựa chọn một thương hiệu. Rất nhiều CMO chỉ thực hiện công việc là đảm bảo cho đội ngũ nhân viên tiếp thị dưới quyền làm việc hiệu quả để giải quyết các thách thức đang đặt ra và kết nối với các bộ phận khác, thay vì trực tiếp làm, trở thành người ở giữa để kết nối với tòan thể công ty chính là điều quan trong nhất của một CMO.

5. Họ hòa mình vào trào lưu kỹ thuật số
Vẫn còn rất nhiều không gian cho việc áp dụng các kỹ thuật tiếp thị cổ điển, nhưng ta phải công nhận thời đại hiện nay là thời đại của kỹ thuật số. Một cách lý tưởng, một CMO có nền tảng về tiếp thị truyền thống kết hợp với kinh nghiệp thực hiện trong thời đại kỹ thuật số sẽ là tuyệt vời nhất. Họ có thể bán những thứ cổ điển trên internet hay tận dụng sức mạnh mà công nghệ mang lại để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

6. Họ không bị mắc kẹt trong lối mòn
Con người thường hành động theo thói quen, nhưng đó là một án tử hình cho một đội ngũ tiếp thị. Bối cảnh tiếp thị đang phát triển không ngừng, khách hàng cũng đang phát triển, và các CMO cần phải theo kịp. Một chiến thuật tiếp thị làm việc của năm ngoái (hoặc thậm chí vào tháng trước) không có nghĩa là nó sẽ đúng cho thời điểm bây giờ.

7. Họ luôn sử dụng kho dữ liệu lớn (Big Data)
Việc quản lý và phân tích dữ liệu lớn có thể mang lại các căn cứ có độ tin cậy cho việc quyết định hành động tiếp theo. Tuy nhiên, nếu các CMO không coi trọng tầm quan trọng của dữ liệu, không biết làm thế nào để tận dụng nó, hoặc không thể biến nó thành các nhiệm vụ hành động, nó là vô giá trị. CMO thành công luôn biết bắt dữ liệu làm việc cho họ.

8. Họ là các nhà lãnh đạo
Trong chức danh CMO đã có chữ Chefs – dấu hiệu của lãnh đạo, nhưng đó không phải là một chức danh tự nhiên mà có. Kỹ năng lãnh đạo chắc chắn có thể được mài dũa, đôi khi với sự giúp đỡ của một chuyên gia tư vấn. Một CMO thành công sẽ không bao giờ đồng ý với một đề nghị thăng tiến hay một công việc nào đó chỉ vì nó thật hấp dẫn hay nhà tư vấn khuyên vậy. CMO cần phải là một nhà lãnh đạo để đảm bảo sự thành công của công ty.
9. Họ luôn mang tư tưởng lãnh đạo
CMO là những chuyên gia trong ngành công nghiệp của họ và họ có xu hướng trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng. Điều này có nghĩa là tập trung vào xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm, và làm cho mọi người biết tên của mình (và công ty của họ).

10. Họ kinh nghiệm phù hợp
Trong trường hợp hiếm hoi, có CMO rất thành công ở độ tuổi 20 hoặc 70 tuổi. Tuy nhiên, quá ít kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm cứng nhắc, khuôn mẫu có thể gây hại cho sự nghiệp của họ. Không có con số nào là lý tưởng, nhưng đâu đó ở giữa có thể là lý tưởng.

11. Họ có khả năng sáng tạo và suy nghĩ bên ngoài khuôn khổ
Không có một cách thức chung cho tất cả để trở thành một CMO hoàn hảo và những sai lầm sẽ luôn là điều mà CMO sẽ gặp. Tuy nhiên, tiếp thị luôn luôn có chứa các cơ hội đổi mới. Một CMO vĩ đại là người sáng tạo và luôn luôn nhìn về phía trước và suy nghĩ.

12. Họ cam kết cống hiến với công ty
Lòng trung thành có thể làm cho bạn tiến lên một chặng đường dài trong kinh doanh, và nó không may thường trở nên ít đi và ít phổ biến với nhiều người. Một CMO tuyệt vời sẽ luôn cam kết cống hiến cho công ty và nhân viên của mình, và mọi người sẽ sẽ xem cách họ đưa công ty đi lên.

Phạm Thế Mạnh
Theo Infonet/Inc

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hiệu quả kinh tế CMMS

Theo nghiên cứu của tạp chí hàng đầu của Mỹ về quản lý Industry Week’s thực hiện khi nghiên cứu 558 công ty hiện có sử dụng phần mềm Quản lý thiết bị và bảo trì cho thấy:
 Bảng : Mức độ cải thiện khi ứng dụng một phần mềm CMMS hiệu quả
STT
Chỉ tiêu
Mức cải thiện
1
Năng suất của nhân viên bảo trì
28.3 %
2
Giảm thời gian ngừng máy do thiết bị hư hỏng
20.1%
3
Tiết kiệm vật tư
19.4%
4
Giảm lượng tồn kho
17.8%

Hãy thử tính giá trị tiết kiệm (chủ yếu là lợi nhuận) hàng năm cho một công ty có doanh thu hàng năm là khoảng 200 tỷ VN đồng với những tiết kiệm trung bình theo kinh nghiệm của thế giới để đánh giá lợi ích của việc cải thiện phương thức quản lý và ứng dụng phần mềm ra sao. ·