LINK ANH

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

6 xu hướng phát triển giải pháp CMMS trong năm 2019: phần 1

Quản lý bảo trì tài sản là một phần quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tất cả các tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp luôn trong trạng thái tốt nhất sẵn sang phục vụ mọi lúc mọi nơi. Từ đó giúp sản sinh ra lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Nhưng có 1 thực tế mà ít doanh nghiệp nào biết được, nếu được đầu tư hợp lý thì quản lý bảo trì tài sản có thể tiêu tốn thấp hơn 30-40% ngân sách của doanh nghiệp.
phần mềm CMMS: 6 xu hướng phát triển trong năm 2019 (1)



Hiện nay, theo thống kê, đa phần các công ty đều dành trung bình 60% thời gian hoạt động và 19h mỗi tuần cho các hoạt động bảo trì định kì hoặc ngừng máy chờ sửa chữa khi hỏng hóc phát sinh. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi phần mềm CMMS giúp quản lý tài sản và bảo trì ra đời, nó đã trở thành một trong những hệ thống giải pháp được quan tâm và được đầu tư nhiều nhất trên thị trường
 
Ban đầu, CMMS đơn thuần là một giải pháp quản lý trang thiết bị và tài sản cho doanh nghiệp. Theo sự phát triển của thời gian, CMMS dần được cải tiến và trở thành 1 hệ thống quản lý tài sản bảo trì toàn diện bao gồm mọi module cần thiết cho việc quản lý tài sản và công tác bảo trì. Đồng thời CMMS hiện đại cũng hỗ trợ tốt cho mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như mọi quy mô doanh nghiệp từ lớn cho đến vừa và nhỏ.
 
Theo khảo sát của A.T.Kearney và tạp chí Industry Week, Phần mềm CMMS giúp gia tăng năng suất bảo trì 28.3%, giảm 20.1% thời gian ngừng máy, giảm chi phí vật tư phụ tùng cho sửa chữa đi 19.4%. Từ việc kiểm tra định kì trang thiết bị tài sản để phát hiện các hỏng hóc phát sinh để sữa chữa, bảo dưỡng, cho đến việc lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng đều được hệ thống CMMS tự động quản lý và tối ưu hóa các quá trình này. Giảm thiểu các rủi ro do yếu tố con người và quản lý thủ công mang lại. 
 
Vậy theo xu hướng phát triển của công nghệ, thì trong giai đoạn tiếp theo phần mềm CMMS sẽ có những cải tiến như thế nào ? Bài viết sau sẽ tập trung phân tích cho bạn về một số xu hướng công nghệ hàng đầu của phần mềm CMMS quản lý bảo trì tài sản trong năm 2019 và những năm sắp tới.
1.     Gia tăng đáng kể tính di động của phần mềm CMMS trên những nền tảng mới

Trong những năm gần đây, nhiều quy trình kinh doanh đã trở nên nhanh chóng và linh hoạt hơn nhờ những tiến bộ công nghệ mới. Điều này phần nào đã gây khó khăn cho các chuyên gia kỹ thuật để đáp ứng tiến độ và theo kịp với nhu cầu của bộ phận kinh doanh cũng như các khách hàng. Điều này thường dẫn tới việc mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm số lượng trang thiết bị và dây chuyền. Từ đó công việc của đội ngũ nhân viên bảo trì cũng phức tạp và khó khăn hơn, khi số lượng tài sản thiết bị phải quản lý là rất lớn và đôi khi cách rất xa nhau. Không những thế, họ phải luôn sẵng sàng giám sát các trang thiết bị của mình mọi lúc mọi nơi, để kịp thời khắc phục 1 cách nhanh chóng khi có bất kì vấn đề gì xảy ra. Vì chỉ môt hỏng hóc nhỏ, có thể kéo theo nó là việc ngừng máy của cả 1 dây chuyền, hệ thống. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu mà xu hướng hoạt động tốt trên các nền tảng di động, smart phone đã trở thành 1 trong những tiêu chí phát triển quan trọng nhất của hệ thống CMMS.
 
Với xu hướng này, CMMS có thể gia tăng đáng kể hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp, giúp cắt giảm chi phí, thời gian cần thiết cho việc nhập dữ liệu. Đồng thời cũng giúp cho việc theo dõi và báo cáo công việc diễn ra thuận tiện hơn. Theo khảo sát của công ty Plant Services Pdm thực hiện vào năm 2017, có 30% doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch đầu tư vào hệ thống điện toán đám mây và các thiết bị di động thông minh để củng cố hiệu quả mà các phần mềm quản lý tài sản và bảo trì CMMS mang lại. Đổi lại, các doanh nghiệp cũng ngày một mong chờ cao hơn vào các tính năng di động khi quyết định đầu tư triển khai một phần mềm CMMS.
 
2.     Khả năng bảo trì dự đoán tốt hơn
Kể từ khi xuất hiện đến nay, các giải pháp phần mềm CMMS đã dần chuyển từ cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho bảo trì phản ứng sang các giải pháp bảo trì dự phòng. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của các giai đoạn bảo trì hiện nay, Khi mà việc phòng hư luôn được đề cao hơn sửa hỏng. Theo các chuyên gia bảo trì, khi được áp dụng tốt thì bảo trì phòng ngừa sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 12-18% ngân sách bảo trì, do giảm thiểu tình trạng hư hỏng và giải quyết được các vấn đề hỏng hóc trước khi trở nên nghiêm trọng.
 
Tuy nhiên xu hướng này cũng sẽ dần được thay thế bằng một xu hướng bảo trì mới hiệu quả hơn trong tương lai: Bảo trì dự đoán. Theo một khảo sát mới đây tại Mỹ, 59% các doanh nghiệp được hỏi nhận thấy rằng bảo trì dự đoán chí là tương lai của bảo trì hiện đại và là một xu hướng mà họ mong chờ ở các hệ thống CMMS. 
 
Với xu hướng này, mọi dữ liệu liên quan đến quản lý tài sản và bảo trì phải luôn được cập nhật theo thời gian thực thông qua các hệ thống phần cứng giám sát, từ đó hệ thống CMMS sẽ có cái nhìn toàn diện và đưa ra những dự đoán thiết thực cho công tác bảo trì.
 
Không giống như các giải pháp CMMS truyền thống trước đây, giải pháp CMMS trong tương lai sẽ sử dụng độ tin cậy làm đơn vị đo lường và cơ sở để đưa ra các quyết định bảo trì bảo dưỡng. Từ đó giúp cho các nhà bảo trì biết được tài sản nào cần ưu tiên bảo trì bảo dưỡng. Qua đó, giúp giảm tải đáng kể công việc cho đội ngũ kĩ thuật viên, giúp họ tiết kiệm thời gian và năng lượng để tiến hành các công tác cải tiến máy móc thiết bị. Đây cũng là chìa khóa thật sự giúp các nhà quản lý có thể xây dựng các lộ trình bảo trì bảo dưỡng 1 cách chính xác và tiết kiệm nhất khi phải quản lý 1 số lượng lớn trang thiết bị.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét