LINK ANH

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Căn bản về phương pháp giá thành định mức - SC



Phương pháp giá thành định mức (SC)

Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá dễ hiểu và đã được dậy từ lâu trong các chương trình kế toán quản trị, theo phương pháp này giá thành của một đơn vị sản phẩm được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, quản lý phí …) tạo nên sản phẩm đó, ví dụ công ty X bán các ghế đẩu được lắp ráp từ 4 cái chân với giá mua vào là 500 đồng một chiếc, một cái mặt ghế giá 5,000 đồng, một cái tựa có giá 4,000 đồng, một số đinh ốc giá 300 đồng, một phần năm công lao động với giá 30,000 đồng một công, cộng với phí gián tiếp (điện nước, khấu hao, quản lý phí) là 300 đồng, thì SC của chiếc ghế sẽ là 17,600 đồng theo như bảng tính dưới đây:


Cấu phần
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
Chân ghế
500
04
2,000
2
Mặt ghế
5,000
01
5,000
3
Tựa ghế
4,000
01
4,000
4
Đinh ốc
300

300
5
Lao động
30,000
1/5
6,000
6
Chi phí gián tiếp
300

300

Tổng cộng


17,600

Giá thành 17,600 này sau đó sẽ được sử dụng trong việc làm báo cáo TRƯỚC KHI phòng kế toán có thể thu thập được các dữ liệu thực tế. Ví dụ vào ngày 29/2/2004 phòng kế toán của công ty X từ báo cáo của bộ phận kho biết rằng họ đã bán được 1,000 cái ghế thì ngay hôm đó họ đã làm được báo cáo chi phí giá thành phân xưởng cho giám đốc là 17,600,000 đồng, không cần chờ đến khi thu thập được các số liệu thực tế về nguyên liệu thực xuất từ kho hoặc lương thực trả cho công nhân.


Cái lợi của phương pháp này có thể thấy ngay là báo cáo chi phí lợi nhuận của từng tháng luôn có thể đưa ra ngay trong tháng đó. Ngoài ra việc lập kế hoạch tài chính cũng rất thuận lợi vì dựa trên con số ước tính về lượng hàng bán ra từng tháng là doanh nghiệp đã có thể lên được ước tính về luồng tiền mặt cũng như các ước tính về khoản phải thu, kế hoạch đặt NVL …

Nhưng chúng ta cũng thấy nếu làm theo cách này thì sẽ nảy sinh một số vấn đề:

Giá thành các cấu phần có thể thay đổi (ví dụ chân ghế tháng sau lên giá là 600 đồng, tháng sau nữa lại giảm xuống còn 400 một chiếc) làm cho SC cuối cùng của mỗi đơn vị sản phẩm thay đổi, như vậy nếu lấy SC của tháng trước làm cơ sở để tính chi phí cho tháng sau thì sẽ không chính xác
Cũng vì lý do trên tổng giá thành trên thực tế cuối cùng sẽ chênh với tổng giá thành định mức, làm cho sổ kế toán không khớp
Có một số định mức khá khó tính toán ví dụ như định lượng của một lớp sơn trên bề mặt sản phẩm
Các cấu phần tạo nên sản phẩm có thể lại là bán thành phẩm từ một dây chuyền khác chứ không đơn giản như ví dụ nêu trên, làm cho việc tính giá thành đơn vị trở thành khá phức tạp

Người ta đã giải quyết các vấn đề trên như sau (phương án giải quyết được đánh số tương ứng với vấn đề cần giải quyết)

Dựa trên thực tế về độ dao động của giá và chính sách trong công ty để đưa ra một khoảng thời gian thích hợp cho việc điều chỉnh SC. Ví dụ một công ty đa quốc qua lớn như Castrol với một mặt hàng tương đối ổn định là dầu nhớt sẽ điều chỉnh SC của mặt hàng này mỗi năm một lần, trong khi một công ty nhỏ làm về giấy vệ sinh của VN thì có thể sẽ cần điều chỉnh SC mỗi quý hoặc nửa năm một lần
Người ta chấp nhận có sự sai số tạm thời giữa chi phí tính theo SC và chi phí thực, sai số này sẽ được điều chỉnh bằng một bút toán điều chỉnh lên sổ cái khi phòng kế toán thu thập được chi phí thực tế
Để định lượng được thật sát với thực tế doanh nghiệp không có cách nào khác là cần có cán bộ thống kê phối hợp với quản đốc phân xưởng thường xuyên theo dõi và ghi nhận lượng sử dụng thực tế để làm cơ sở tính định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm. Thực tế cho thấy việc này tương đối mất công lúc đầu nhưng khi định mức đã được hình thành thì thường tương đối ổn định và việc điều chỉnh sau này cũng không khó khăn lắm
Việc sản phẩm có cấu trúc phức tạp có thể tạo khó khăn cho kế toán thủ công, nhưng lại được xử lý tương đối dễ dàng trong các hệ thống ERP như phần sau sẽ nêu chi tiết hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét