LINK ANH

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Giải pháp SAP ERP cho ngành Dược


Các công ty Dược phẩm ngày càng phải đối diện với nhiều thách thức mới trong công tác quản trị doanh nghiệp. Thách thức bên ngoài đến từ các đối thủ cạnh tranh, các nhà sản xuất thuốc, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tổ chức y tế. Thách thức bên trong bao gồm các hoạt động nhằm tối ưu hóa chi phí bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý sản xuất, chất lượng toàn diện. Và thách thức lớn nhất đến từ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối trong ngành Dược: GMP, GSP, GLP, GDP, USFDA 21 CFR …



Với công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, đòi hỏi phải có một hệ thống chuyên nghiệp quản lý toàn diện, có thể giải quyết được các thách thức nêu trên một cách thỏa đáng, giúp cho doanh nghiệp:

Chuẩn hóa thành các quy trình có tính tích hợp cao. Con người tham gia vào quy trình một cách tiện lợi, có hướng dẫn, dễ dàng thực hiện, dễ dàng phối hợp, có tính tuân thủ – kế thừa – kiểm soát chéo và tính bắt buộc.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, cho các đối tượng mở rộng từ sản phẩm, thiết bị, môi trường, nhà sản xuất, nhà cung cấp đến khách hàng. Dễ dàng truy vết chất lượng theo từng đối tượng, nhóm đối tượng.

Kiểm soát mối liên kết giữa quá trình nghiên cứu sản phẩm đến quá trình sản xuất đại trà.
Tạo luồng thông tin, dữ liệu đồng nhất, tin cậy, nhanh chóng để ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng lúc.

 Có khả năng dự báo dựa vào các luồng dữ liệu đa dạng, liên kết và đầy đủ.
 Có khả năng mở rộng tổ chức trong tương lai, mở rộng nhiều ngành nghề khác nhau. Có khả năng hỗ trợ sáp nhập – chia tách một cách linh động.


SAP Pharmaceutical Solution – Giải pháp chuyên ngành


SAP với hơn 35 năm kinh nghiệm, triển khai giải pháp ERP cho 19 trong tổng số 20 doanh nghiệp ngành Dược lớn nhất thế giới, đã đem đến cho các doanh nghiệp Dược Quốc tế và Việt Nam một cơ hội thực sự để quản trị toàn diện doanh nghiệp. Không hẳn là phần mềm, SAP đến với ngành Dược như một giải pháp chiến lược.

1. Quản lý nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Quy trình nghiên cứu sản xuất thử một sản phẩm mới của ngành Dược kéo dài từ 2-3 năm, tương đương với một “dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới”.

Quy trình thực hiện được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, chi phí, con người, quy trình công nghệ.

Có nhiều phòng ban bộ phận cùng tham gia xuyên suốt vào quy trình: ban lãnh đạo/ giám đốc sản phẩm, phòng marketing, phòng nghiên cứu, dược sĩ, phòng kế hoạch/ mua hàng, nhân viên sản xuất thử, phòng kiểm nghiệm, tổ kiểm nghiệm, QA, …


Các phân hệ ứng dụng để quản lý:
  •  Project System (PS) – Quản lý dự án:
    •         Quản lý cấu trúc công việc nghiên cứu – sản xuất thử.
    •         Hoạch định kế hoạch nghiên cứu – sản xuất thử.
    •         Quản lý ngân sách nghiên cứu – sản xuất thử.
    •         Quản lý hồ sơ tài liệu đính kèm và trạng thái tài liệu.
  • Production Planning (PP) – Quản lý sản xuất:
    •         Quản lý kế hoạch pha chế, sản xuất thử và kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu tương ứng.
    •         Quản lý quá trình pha chế thử trong phòng thí nghiệm.
    •         Quản lý quá trình sản xuất thử.
    •         Quản lý công thức sản phẩm.
  • Quality Management (QM) – Quản lý chất lượng:
    •         Quản lý các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng.
    •         Quản lý kế hoạch nghiên cứu độ ổn định sản phẩm.
    •         Quản lý kết quả kiểm nghiệm vật tư sản phẩm trong quá trình mua – sản xuất.
  • Material Management (MM) – Quản lý mua hàng & kho:
    •         Quản lý kế hoạch thu mua nguyên phụ liệu cho nghiên cứu – sản xuất thử.
    •         Quản lý danh mục sản phẩm nghiên cứu – danh mục nguyên phụ liệu
    •         Quản lý kho nguyên phụ liệu – sản phẩm thử             
    •          Finalcial (FI), Controlling (CO) – Kế toán tài chính, kế toán quản trị:
    •         Quản lý chi phí, tài chính trong quá trình nghiên cứu.

Bộ giải pháp sẽ quản lý xuyên suốt trong quá trình R&D:

    •     Giai đoạn đánh giá tính khả thi.
    •     Giai đoạn hoạch định kế hoạch nghiên cứu.

    •     Giai đoạn sản xuất thử.

2. Quản lý chất lượng
  •     Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư, NVL thu mua vào:
    •         Loại vật tư cần phải lấy mẫu kiểm tra.
    •         Loại vật tư chỉ cần kế thừa thông tin COA từ nhà sản xuất.
    •         Loại vật tư thu mua thông qua đường ống (pipeline) – kiểm mẫu định kỳ.
  •     Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư trước khi xuất cho sản xuất sử dụng:
    •         Kiểm tra lại chất lượng cho các vật tư có tính kém bền vững, đã mở bao/ kiện.
    •         Kiểm tra chất lượng đích danh từng thùng nguyên liệu trước khi chuyển cho sản xuất. Ghi nhận lại kết quả API để phục vụ tính toán phối trộn theo định mức.
  •     Quản lý chặt chẽ chất lượng trong quá trình sản xuất:
    •         Quy định ở những bước nào cần phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
    •         Kết quả kiểm tra sẽ được trả tự động vào hồ sơ lô sản phẩm (PI Sheet).
  •     Quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm hoàn thành.
    •         Ghi nhận kết quả chất lượng.
    •         Cấp COA.
  •     Quản lý chặt chẽ quá trình nghiên cứu độ ổn định sản phẩm.
  •     Quản lý chặt chẽ các thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  •     Quản lý truy vết chất lượng từ lô NVL đến lô TP. Truy vết chất lượng từ lô TP về lô NVL.
  •     Quản lý sản phẩm không phù hợp.
  •     Quản lý chất lượng của các yếu tố khác (thẩm định):
    •         Thiết bị sản xuất.
    •         Môi trường sản xuất.
    •         Nhà xưởng.
    •         Phương pháp phân tích.
    •         Phương pháp sản xuất
    •         Nhà sản xuất.
    •         Con người.
    3. Quản lý sản xuất
  •     Quản lý quy trình lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm cho sản phẩm Dược.
  •     Quản lý quy trình lập kế hoạch chi tiết theo tháng, tuần, ngày, ca sản xuất.
  •     Quản lý hoạch định nhu cầu mua vật tư để phục vụ kế hoạch sản xuất.
  •     Quản lý công thức sản phẩm.
  •     Quản lý các công đoạn thực hiện sản xuất, hướng dẫn sản xuất (PI Sheet).
  •     Quản lý yêu cầu vật tư cho sản xuất theo công thức.
  •     Quản lý API (Active Pharma Ingredient): hoạt chất. Tùy lô hoạt chất có API khác nhau thì số lượng phối trộn cho sản xuất sẽ khác nhau.
  •     Quản lý tiêu hao, hao hụt trong quá trình thực hiện sản xuất.
  •     Quản lý thông tin hồ sơ lô. Cập nhật hồ sơ lô realtime.
  •     Quản lý sản lượng hoàn thành, nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất.
  •     Quản lý tiến độ sản xuất.

    4. Quản lý các nghiệp vụ hỗ trợ doanh nghiệp
  •     Quản lý kế toán tài chính
  •     Quản lý kế toán quản trị
  •     Quản lý bán hàng, kinh doanh
  •     Quản lý mua hàng
  •     Quản lý kho (warehouse)
  •     Quản lý bảo trì bảo dưỡng
  •     Quản lý nhân sự – tiền lương
  •     Hoạch định kế hoạch – ngân sách

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét