LINK ANH

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

MRP là gì ?





1.Khái niệm:
Quản trị sản xuất (Enterprise Resources Planning)  là một hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình cung ứng những nhu cầu về nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. 

Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:
  •  Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
  • Cần bao nhiêu?
  •  Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào ?
  •  Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất ?
  •  Khi nào nhận được hàng ?
1.Muc tiêu MRP:
  •  Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu. 
  • Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
  • Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
  • Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
  •   Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP:
·         Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông tin.
·         Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.
·         Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới về:
+ Lịch trình sản xuất
+ Hoá đơn nguyên vật liệu
+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
+ Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.

4. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP
Quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được thực hiện theo sơ đồ sau:



5. Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịch trình sản xuất sản phẩm cuối cùng, xác định nhu cầu dự kiến về các chi tiết, bộ phận cần thiết trong những giai đoạn khác nhau theo cấu trúc của sản phẩm. 

Từ đó tính số lượng chi tiết, bộ phận trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm dự trữ hiện có và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó. 


MRP cũng xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng tiếp nhận và nhu cầu sản phẩm. Quá trình xác định MRP được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm
Phương pháp hoạch định được dựa trên việc phân loại nhu cầu thành:

  • Nhu cầu độc lập: là nhu cầu sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng đặt hoặcdùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc đơn hàng.

  • ·Nhu cầu phụ thuộc:  là những nhu cầu thứ sinh chúng là những bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo, đơn đặt hàng, kế hoạch, dự trữ và lịch trình sản xuất.

Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc của sản phẩm sử dụng kết cấu hình cây của sảm phẩm. Mã hàng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết, bộ phận cấu thành sảm phẩm. Chúng được biểu hiện dưới dạng cấp bậc từ trên xuống dưới theo trình tự sản xuất và lắp ráp sảm phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:
  • Cấp trong sơ đồ kết cấu: Cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển sang một cấp.

  • Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa 2 bộ phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là bộ phận thành phần.
Kết quả của phân tích sơ đồ kết cấu sản phẩm cần phản ánh được số lượng các chi tiết và thời gian thực hiện

Bước 2. Tính tổng nhu cầu
Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có. 
· 
Tổng nhu cầu hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với hạng mục cấp thấp hơn, tổng nhu cầu được tính trực tiếp số lượng phát đơn hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước nó.

Bước 3: Tính nhu cầu thực 
Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng giai đoạn. Đại lượng này được tính như sau:
  
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn 

Dự trữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữ sẵn có theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu của sản xuất.
 
Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi, chuẩn bị, bỗc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét