ERP thường được xem như
phần mềm hỗ trợ vô hình. Ví dụ như quy trình đặt hàng, ERP nhận đơn hàng từ
khách hàng, sau đó cung cấp bản đồ chỉ dẫn đường đi của phần mềm để tự động hoá
các bước đi khác nhau cho đến khi kết thúc quy trình. Khi bạn giao dịch nhập
đơn hàng vào hệ thống ERP, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để hoàn thành
đơn hàng (sự xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng, nguồn gốc đơn hàng từ
phân hệ Tài chính, lượng hàng tồn kho của công ty từ phân hệ Kho và lịch trình
giao hàng từ phân hệ cung ứng…).
Tất cả các nhân viên ở
phòng ban khác nhau đều có thể xem chung thông tin và cập nhật chúng. Khi một bộ
phận nào đó thực hiện xong đơn hàng thì thông tin đó sẽ tự động nối kết qua ERP
rồi truyền tải đến bộ phận khác. Nếu bạn muốn kiểm tra xem thực hiện đơn hàng đến
đâu rồi, bạn chỉ cần kết nối vào hệ thống ERP và theo dõi chúng. Với ERP, quá
trình đơn hàng di chuyển như tia sét xuyên suốt hệ thống, khách hàng nhận hàng
nhanh hơn và ít xảy ra sai sót hơn trước kia.
Với những tính năng đó, ít nhất
thì đó cũng là “giấc mơ” của ERP, nhưng thực tế thì khắc nghiệt hơn nhiều.
Chúng ta hãy quay lại vấn
đề trên một chút. Quá trình hiện tại đó có thể không hiệu quả cao nhưng lại khá
đơn giản. Tài chính làm công việc của Tài chính, Kho thì làm nhiệm vụ của mình
và nếu có gì sai sót xảy không nằm trong phạm vi của các bộ phận đó thì lại là
lỗi của người khác. Với ERP, các nhân viên giao dịch sẽ thôi không còn là nhân
viên đánh máy, chỉ biết nhập tên khách hàng vào máy tính. Màn hình ERP sẽ khiến
họ vận hành công việc như những nhà doanh nghiệp. ERP sẽ hiển thị những thông
tin về hạn mức tín dụng của khách hàng từ bộ phận Tài chính và mức tồn kho hàng
hóa từ Kho. Liệu khách hàng có thanh toán đúng hẹn không? Chúng ta có thể xuất
hàng đúng kỳ hạn không? Đó là những vấn đề mà bộ phận giao dịch chưa bao giờ phải
quyết định trước kia và các câu trả lời có ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng và
các phòng ban trong công ty. Nhưng nó không chỉ dành cho bộ phận giao dịch.
Nhân viên Kho, những người nắm mức tồn kho trong đầu họ hay bằng những mẫu giấy
rời giờ đây phải nhập toàn bộ thông tin lên mạng hết. Nếu họ không làm vậy thì
bộ phận giao dịch khách hàng khi nhìn trên màn hình máy tính thấy số lượng hàng
hoá không đủ, họ thông báo với khách hàng : “xin lỗi, chúng tôi không đủ hàng
phục vụ quý khách”. Trách nhiệm, giải trình, trách nhiệm của mỗi cá nhân và
trách nhiệm giao tiếp đã chưa bao giờ được thử nghiệm như thế này trước đây.
Mọi người thì không
thích thay đổi, và ERP lại yêu cầu họ thay đổi cách làm việc của mình. Phần mềm
ít quan trọng hơn việc công ty thay đổi cách thức làm việc. Nếu bạn sử dụng phần
mềm ERP để cải tiến phương thức nhận đơn hàng, sản xuất hàng hoá, xuất hàng và thanh
toán, bạn sẽ thấy giá trị thật sự của phần mềm. Nếu bạn đơn giản cài đặt phần mềm
mà không thay đổi cách thức làm việc của nhân viên bạn, bạn có thể sẽ không thấy
được chút giá trị nào của nó. Và thậm chí, phần mềm mới còn làm chậm công việc
lại vì họ đã quen với phần mềm củ và không có ai làm việc trên phần mềm mới.
Hãy liên hệ với chứng tôi để được tư vấn và demo online miễn phí:
Vietsoft Co., Ltd
91 Nguyễn Trọng Lội, P4, Q. Tân Bình, Tp.HCM
ĐT: (08) 38 110 770 - 39 480 293
Web: www.vietsoft.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét