LINK ANH

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

SCM là gì ?



SCM (Supply Chain Management – Quản lý dây chuyền cung ứng)


SCM
là một khái niệm ra đời theo sự phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần), để chỉ sự phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Đây là 1 module ứng dụng nhỏ  thường được tích hợp sẵng trong các hệ thống quản trị ERP ngày nay. 

 Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào (đặt, mua hàng của nhà cung cấp, tồn kho an toàn của công ty…) và đầu ra (phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng) của một doanh nghiệp. Từ đó cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện: mua bán và chia sẻ thông tin, góp phần xây dựng nên một môi trường cộng tác chặt chẽ, tin cậy các bên cùng có lợi. 



Điều quan trọng đối với một hệ thống SCM, chính là việc hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất, các mô hình dây chuyền cung ứng từ đơn giản đến phức tạp.

Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, bạn chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site).

Mô hình sản xuất đơn giản

Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung, từ các nhà phân phối và từ các nhà máy sản xuất tương đồng. Ngoài việc tự sản xuất, doanh nghiệp còn nhận nguồn cung cấp bổ trợ sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất hoàn thiện. Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác: các nhà bán lẻ, các nhà phân phối, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs)… Hoạt động này bao quát nhiều địa điểm (multiple-site), đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn ổng thể về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang trong hệ thống phân phối.
                                                  Một mô hình sản xuất phức tạp

Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
- SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

- SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp với tổng chi phí nhỏ nhất.

- SCM từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B.

- SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

- SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp. Mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất bằng hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.

- SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét